Npk là gì? phân bón npk là gì? npk là viết tắt của từ gì? phân npk là gì? npk là viết tắt của từ gì? chỉ số npk? npk nghĩa là gì? phân npk là gì? phân npk là loại phân gì? là những câu hỏi rất thường gặp khi các bạn mới lần đầu tìm hiểu về các loại phân bón cho cây trồng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời mọi câu hỏi về phân bón Npk.
Ký hiệu NPK Của Phân Bón Là Gì?
NPK là viết tắt của Nitơ, Phốt pho và Kali, ba chất dinh dưỡng nguyên tố đa lượng này là rất cần thiết cho cây trồng, tạo thành phân bón hoàn chỉnh. Bạn có thể gặp 3 chữ cái N-P-K chữ cái này khi đọc nội dung in trên bao phân bón. Mô tả phân bón có thể không nói rõ ràng là “NPK”, nhưng ít nhất bạn sẽ thấy một dãy ba con số. Những con số này tương ứng với hàm lượng % Nitơ, hàm lượng % Phốt Pho và hàm lượng % Kali của loại phân bón đó, còn phần còn lại trong bao phân bón là chất làm đầy giúp tạo khối lượng lớn và giúp phân bón NPK dễ tan và dễ lan tỏa hơn. Cũng ngụ ý là một ký hiệu tỷ lệ phần trăm sau mỗi con số vì mỗi con số trong ba con số đại diện cho phần trăm của chất dinh dưỡng đó trong thành phần của phân bón.
=> Xem thêm: Phân Bón Hữu Cơ Từ Phân Âu Trùng Ruồi Lính Đen
Phân bón NPK là Phân là loại phân bón hỗn hợp. Trong thành phần của phân bón này nó phải chứa ít nhất từ 2 trong 3 nguyên tố Nitơ, Phốt Pho, Kali. Vì vậy trên bao bì phân bón npk là gì? Đó chính là chữ viết tắc của hàm lượng Nitơ, Phốt pho và Kali. Phân NPK là loại phân có chứa các nguyên tố đạm (N), lân (P), kali (K)… Trong đó Nitơ có tác dụng làm cho lá phát triển. Phốt pho giúp cải thiện sản lượng hoa quả, hoa cũng như sự phát triển của rễ. Kali rất tốt cho sức khỏe tổng thể của cây trồng.
NPK = N (Nitơ) – P (P2O5) – K (K2O)
Tóm tắt 3 chữ N, P, K trong phân bón có ý nghĩa bao gồm là:
- Trong đó N là nhằm chỉ nguyên tố dinh dưỡng Nitrogen (nitơ), hay còn gọi là Đạm (được tính theo %Nts, còn dc gọi là tỷ lệ Nts)
- Trong đó P là nhằm chỉ nguyên tố dinh dưỡng Phosphor, hay gọi Lân (được tính theo %P2O5hh, còn dc gọi là tỷ lệ P2O5)
- Trong đó K là nhằm chỉ nguyên tố dinh dưỡng là Kali. (được tính theo %K2Ohh, còn dc gọi là tỷ lệ K2O)
Phân NPK gồm những chất chủ yếu là:
- Đạm
- Lân
- Kali
Một số phân bón NPK có tỷ lệ N-P-K phổ biến trên thị trường hiện nay:
- NPK 30-10-10
- NPK 20-20-15
- NPK 20-20-20
- NPK 16-16-8
- NPK 6-30-30
- NPK 15-15-15
- NPK 16-16-16
- NPK 13-13-13
- NPK 30-9-9
- NPK 20-20-10
- NPK 10-30-10
- NPK 10-55-10
- …
Ví dụ phân bón NPK 20-10-10 +TE sẽ bao gồm:
- Độ ẩm: 5%
- Đạm tổng số (Nts): 20%
- Lân hữu hiệu (P2O5hh): 10%
- Kali hữu hiệu (K2Ohh): 10%
- TE (Zn: 50 ppm; B: 50 ppm…)
- Phần còn lại là chất làm đầy, tạo khối lượng lớn, giúp phân bón NPK dễ tan và dễ lan tỏa hơn.
@Xem Thêm: Đánh Giá So Sánh Phân Ấu Trùng Ruồi Lính Đen Với Các Loại Phân Bón Hữu Cơ Truyền Thống Khác
TE Trong Phân Bón NPK Có Ý Nghĩa Gì?
Hiện nay nhiều loại phân NPK được ghi thêm chữ TE, ví dụ: NPK 20-10-20 + TE! Vậy TE là gì? TE là viết tắt hai chữ cái đầu của hai từ tiếng Anh (Trail Element) có nghĩa là nguyên tố chỉ có viết trong phân tích hóa học không cân đo đếm được, như vậy dùng chữ TE để chỉ nguyên tố vi lượng là chưa chuẩn xác. Ví dụ: Trong phân bón NPK 20-10-20 + TE có nghĩa là loại phân tổng hợp này có 20% N, 10% P2O5 , 20% K2O, ngoài ra chúng còn có Bo (B), Đồng (Cu), Kẽm (Zn)… và phần còn lại là chất làm đầy, tạo khối lượng lớn, giúp phân bón NPK dễ tan và dễ lan tỏa hơn. Vậy khi các bạn gặp phân bón npk te thì nó có nghĩa là trong phân bón ngoài thành phân chính là Đạm, Lân, Kali chúng còn có các chất vi lượng tốt cho cây trồng.
TE trong phân bón có nghĩa chỉ các chất vi lượng cần thiết cho cây trồng như:
- Bo (B) – liên quan tới quá trình tổng hợp protein, lignin. Bo thiết yếu đối với sự phân chia tế bào và quá trình thụ phấn ở cây. Khi thiếu B thì chồi ngọn bị chết, các chồi bên cũng thui dần, hoa không hình thành, tỷ lệ đậu quả kém, quả dễ rụng, rễ sinh trưởng kém, lá bị dày lên.
- Lưu Huỳnh (S) –
- Đồng (Cu) – Đồng cần thiết cho sự hình thành Diệp lục, quá trình quang hợp và làm xúc tác cho một số phản ứng khác trong cây. Cây trồng thiếu đồng thường hay có hiện tượng chảy gôm (rất hay xảy ra ở cây ăn quả), kèm theo các vết hoại tử trên lá hay quả.
- Kẽm (Zn),
- Sắt (Fe),
- Mangan (Mn)
- Molipden (Mo)
- …
Có Mấy Loại Phân Bón NPK?
Khi nói về Phân bón NPK thì chúng ta có thể phân chúng làm 2 dạng phổ biến như sau: phân trộn và phân phức hợp.
-
Phân NPK Trộn
Phân trộn NPK (hay còn gọi là: Phân bón NPK 3 Màu) là loại phân được sản xuất bằng cách pha trộn cơ học các nguyên liệu chứa nguyên tố đa lượng. Phân này khi tạo ra vì do sự trộn đều các loại phân N-P-K… mà không có sự tổ hợp hóa học giũa những chất đó nên loại phân trộn thường có nhiều màu sắc do các nguyên tố đa lượng trộn với nhau
-
Phân NPK Phức Hợp
Phân phức hợp NPK (hay còn gọi là: Phân bón NPK) là loại phân được sản xuất thông qua tác dụng hóa học của các nguyên liệu theo công thức. Chúng cơ bản là loại phân có được do con đường phản ứng hóa học từ những nguyên liệu căn bản để tạo ra.
Lợi Ích Của Phân Bón NPK Ra Sao?
Tầm quan trọng của NPK đối với phân bón là hàm lượng N – P – K thường được dùng làm thước đo cho việc đánh giá & so sánh thể hiển thị mức độ dinh dưỡng của các loại phân bón khác nhau ra sao và chúng đem lại nhiều dưỡng chất tốt cho cây trồng đến mức độ nào. Số NPK càng cao thì chất dinh dưỡng trong phân càng đậm đặc. Ví dụ, các con số NPK 20-5-5 trên bao phân bón là 20-5-5 có nghĩa là lượng nitơ nhiều hơn bốn lần so với phốt pho và kali. Loại phân bón NPK 20-20-20 có nghĩa là hàm lượng cả ba chất dinh dưỡng cao gấp đôi so với loại phân NPK 10-10-10. Chính vì vậy trên các bao bì sản phẩm về phân bón thường được ghi rất chi tiết hàm lượng Nitơ, Phosphor, Kali rất rõ ràng để người sử dụng có thể cân nhắc việc sử dụng loại phân bón nào cho cây trồng của mình.
Phân bón NPK có những lợi ích cơ bản như sau:
- Cây trồng sinh trưởng, phát triển mạnh.
- Tăng sức chống chịu với điều kiện bất lợi.
- Hàm lượng các chất Trung, Vi lượng hợp lý.
- Không gây chua đất, duy trì độ phì cho đất.
- Tăng năng suất cây trồng, tăng lợi nhuận.
- Nitơ (N)có tác dụng làm cho lá phát triển.
- Phốt pho (P) giúp cải thiện sản lượng hoa quả, hoa, sự phát triển của rễ.
- Kali (K) rất tốt cho sức khỏe tổng thể của cây trồng.
@Xem thêm: Phân Ruồi Lính Đen Là Loại Phân Bón Rất Tốt Cho Ngành Nông Nghiệp Sạch
Như con người thì cây trồng không thể phát triển và sinh tồn nếu thiếu đi các dưỡng chất cần thiết. Ngoài nước (H2O) và carbon dioxide (CO2), chúng còn cần các chất dinh dưỡng đa lượng là: nitơ (N), phốt pho (P), kali (K), canxi (Ca), magiê (Mg) và lưu huỳnh (S). Ngoài ra cây trồng còn cần 1 số các nguyên tố vi lượng là Mangan (Mn), Bo (B), Đồng (Cu), Sắt (Fe), Kẽm (Zn), Niken (Ni), Molypden (Mo) và Clo (Cl)…… Trong đó các chất dinh dưỡng mà cây trồng cần với lượng lớn nhất là N, P và K. Vì lý do đó, chúng thường được coi là những chất dinh dưỡng quan trọng nhất. N – P – K là 3 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng chính yếu cần mà cây trồng rất cần bổ sung chủ yếu và liên tục trong suốt chu kỳ sinh trưởng của mình. Chúng giúp cây trồng nâng cao khả năng sinh trưởng và cho năng suất của cây trồng.
Trong N, P, K ảnh hưởng tới cây trồng ra sao chi tiết bao gồm:
- Nguyên tố Nitơ là loại dinh dưỡng quan trọng nhất, có tác dụng làm cây xanh tốt, sinh trưởng chiều cao và khối lượng thân lá, hình thành hoa quả, mầm chồi…
- Nguyên tố Phosphor là loại dinh dưỡng quan trọng có tác dụng tốt cho việc ra rễ, ra hoa, cải thiện sự hình thành hoa, sản xuất hạt giống đồng đều hơn , tăng khả năng chống bệnh cây, hỗ trợ phát triển sức khỏe của cây trong toàn bộ vòng đời…
- Nguyên tố Kali là loại hất dinh dưỡng quan trọng có tác dụng tốt cho việc tổng hợp đường bột, xellulo, làm cây cứng cáp, giúp trái lớn nhanh, hạt mẩy, tăng độ ngọt và mầu sắc trái…
Việc kết hợp dinh dưỡng hữu cơ và vô cơ sẽ mang đến sự phát triển cân đối và bền vững cho vườn điều. Phân bón NPK 15-15-15 là loại phân bón có sự cân bằng dinh dưỡng cao cho cây điều, tạo điều kiện đề giúp cho hoa điều phát triển và tung phấn sớm, tăng khả năng đậu quả với lượng phân bón sử dụng cho cây điều từ 1 – 1.5kg/cây.
@Xin lưu ý thêm: Cây trồng luôn cần có đầy đủ cả 3 nguyên tố này và các yếu tố vi lượng khác nữa để tương hỗ, hình thành nên các hợp chất sinh học và các bộ phận có các chức năng riêng biệt và tác động qua lại để tạo thành sự sống một cách rất phức tạp. Việc thiếu chất này hoặc dư chất khác có thể khiến cây phát triển còi cộc không đồng đều. Biết các giá trị NPK của một loại phân bón có thể giúp bạn chọn một loại phân bón phù hợp với loại cây bạn đang trồng. Ví dụ,
- Nếu bạn đang trồng rau ăn lá: bạn có thể muốn bón một loại phân bón có số lượng nitơ cao hơn để khuyến khích sự phát triển của lá.
- Nếu bạn đang trồng hoa: bạn có thể muốn bón một loại phân bón có số lượng phốt pho cao hơn để khuyến khích hoa nở nhiều hơn. Trước khi bón phân cho luống vườn, bạn nên kiểm tra đất. Điều này cũng sẽ giúp bạn xác định số lượng phân bón cân đối sẽ phù hợp với nhu cầu và sự thiếu hụt của đất trong vườn của bạn.
Tác Hại Của NPK Cho Cây Trồng Nếu Sử Dụng Qúa Nhiều?
Nếu các bạn sử dụng phân bón NPK với liều lượng đúng thì sẽ không gây hại. Phân bón NPK chỉ gây hại khi chúng bị sử dụng quá nhiều (quá liều lượng).
Nếu dư thừa quá nhiều N (Nitơ):
Trong nông nghiệp nếu như nông sản đó quá dư thừa N (Nitơ, Đạm) sẽ gây nguy hiểm cho con người khi ăn các loại nông sản đó. Ngoài ra chúng còn khiến cho nông sản bị nhạt, đôi khi có vị đắng, ở sắn người ăn dễ say, ở thuốc lá sẽ khó cháy. Dư thừa nitơ tuy có phần sẽ giúp cho cây phát triển nhanh, tuy nhiên chúng sẽ dễ mẫn cảm với dịch hại và điều kiện ngoại cảnh.
Nếu dư thừa quá nhiều P (Phosphor):
Nếu sử dụng bón phân quá dư thừa P (Phosphor, Phốt Pho, Lân) sẽ làm nông sản chín sớm, trong khi chúng chưa kịp tích lũy các chất đầy đủ chất dinh dưỡng (tinh bột, đường, protein,…), sẽ làm nông sản bản bị mất đi năng suất, giảm hiệu quả sản xuất của nông sản và cây trồng…
Nếu dư thừa quá nhiều K (Kali ):
Nếu sử dụng bón phân quá dư thừa K (Kali) ở mức thấp sẽ hạn chế cây hấp thu một số chất như magie, natri,… . Nếu dư thừa ở mức cao sẽ ngăn cản sự hút nước và các chất dinh dưỡng của cây trồng gây tác động xấu đến sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng của cây trồng
Hướng Dẫn Cách Bón Phân NPK Cho Cây Điều
Cây điều (Anacardium Occidentale) có nguồn gốc từ Brazil và phát triển tốt nhất ở vùng khí hậu nhiệt đới trong đó có Việt Nam. Nếu bạn muốn trồng cây điều, hãy lưu ý rằng thời gian từ khi trồng đến khi thu hoạch hạt điều sẽ phải mất từ 2 đến 3 năm. Cây điều là cây công nghiệp lâu năm có tuổi thọ lên tới 40-50 năm tuổi, cây thường cho năng suất ổn định trong giai đoạn từ 10 đến 20 năm sau khi trồng. Vậy phân bón npk được sử dụng như thế nào cho cây điều? sẽ được giải đáp ở phần dưới đây.
1. Cách Bón Phân NPK cho cây Điều ở thời kì đầu
Bón lót trước khi trồng phân NPK 12-6-4+TE: 1 – 3 kg/gốc và vôi bột. Lượng phân trên được chia bón từ 3-4 lần theo đường chiếu vành tán của cây.
- Năm thứ 1 bón 0,5 – 1kg NPK 16-16-8-6S+TE – Cụ thể là trong phan bón có: Đạm tổng số (Nts): 16%! Lân hữu hiệu (P2O5hh): 16%! Kali hữu hiệu (K2Ohh): 8%! Lưu huỳnh (S): 6% + TE;
- Năm thứ 2 bón 1 – 1,5 kg NPK 16-16-8-6S+TE– Cụ thể là trong phan bón có: Đạm tổng số (Nts): 16%! Lân hữu hiệu (P2O5hh): 16%! Kali hữu hiệu (K2Ohh): 8%! Lưu huỳnh (S): 6% + TE;
- Năm thứ 3 bón 1 – 1,5 kg NPK 16-16-8-6S+TE – Cụ thể là trong phan bón có: Đạm tổng số (Nts): 16%! Lân hữu hiệu (P2O5hh): 16%! Kali hữu hiệu (K2Ohh): 8%! Lưu huỳnh (S): 6% + TE;
2. Cách Bón Phân NPK cho cây Điều ở thời kì năng suất ổn định
Bón phân NPK 16-7-18+TE, lượng dùng là 3–6 kg/cây/năm. Lượng phân này chia làm 3 lần bón:
- Đợt 1 (20 – 30 khi thu hoạch, khoảng tháng 4–5): 1,5–3kg NPK 16-7-18+TE/cây.
- Đợt 2 (giữa mùa mưa, khoảng tháng 7): 0,75–1,5kg NPK 16-7-18+TE /cây
- Đợt 3 (cuối mùa mưa, khoảng tháng 9): 0,75–1,5kg NPK 16-7-18+TE /cây.
=> Xem thêm: Cây Điều là gì? Trồng Cây Hạt Điều Bao Lâu Thì Thu Hoạch Được?
Một Số Loại Phân Bón Hữu Cơ Thay Thế Cho Phân NPK
Phân bón từ phế cá tra
Phân bón cá tra (fish fertilizer) là loại phân bón hữu cơ được sản xuất từ nguồn nguyên liệu là phế phẩm còn sót lại của cá tra. Loại phân bón này này chứa khá nhiều vitamin có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Thường thì người sử dụng sẽ mua các loại phế cá không còn sử dụng được nữa rồi đem đi ủ vi sinh để tạo thành phân bón.
=> Xem thêm: Phụ Phẩm Từ Cá Tra Là Gì? và Các Ứng Dụng Của Chúng
Phân bón hữu cơ từ ấu trùng ruồi lính đen
Phân ruồi lính đen (hay còn gọi là: phân sâu canxi, cứt sâu) là tên gọi để chỉ phân của ấu trùng ruồi lính đen đào thải ra khỏi cơ thể của chúng sau khi chúng tiêu hóa thức ăn, chứ không phải là phân của ruồi lính đen trưởng thành. Phân của ấu trùng ruồi sau khi thu hoặc chúng sẽ được phơi khô. Lúc này phần của ấu trùng có dạng sẽ giống như đất vụn, có thể được sử dụng trong trang trại trong vườn nhà bón cho cây trồng trong nhà điều được. Phân của ấu trùng ruồi lính đen (giống như phân trùn quế) là một loại phân bón hữu cơ, phân sạch, rất ít hoặc không có mùi hôi, có rất nhiều dưỡng chất tốt cho đất, được sử dụng nhiều trong các trang trại rau sạch, rau hữu cơ trên khắp cả nước.
=> Xem thêm: Phân Bón Hữu Cơ Từ Phân Âu Trùng Ruồi Lính Đen
Vỏ tỏi làm phân bón cho cây
Tỏi có nhiều công dụng đối với sức khỏe của con người thì ai cũng biết nhưng tỏi còn có công dụng đối với sự phát triển của cây trồng thì có lẽ nhiều người bây giờ mới nghe qua. Khoa học đã chứng minh tỏi rất giàu các dưỡng chất như Kali, Magie, Canxi, Photpho, vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6),…. Hẳn những ai trồng cây cảnh cũng đã từng mua các loại phân hóa học chứa Kali để bổ sung cho cây, nhưng mọi người lại không hay biết rằng tỏi chính là nguồn nguyên liệu dồi dào cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây cảnh. Tỏi còn dùng như một loại phân bón rất tốt cho cây.
=> Xem thêm: Tỏi Có Thể Làm Phân Bón Sinh Học Giúp Cây Phát Triển Rất Tốt
Bài Viết được viết bởi KIMMY – Nông trại Kimmy Farm chuyên cung cấp các sản phẩm liên quan tới ruồi lính đen như: Trứng ruồi, ấu trùng ruồi, nhộng ruồi, ruồi lính đen…… Một thương hiệu chuyên sản xuất và xuất khẩu nông sản tại Việt Nam, sở hữu nông trại nuôi ruồi lính đen tại Tây Ninh và vùng trồng Điều ở Bình Phước. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty là: các sản phẩm từ ruồi lính đen, các loại hạt điều nhân, hạt điều thô… Kimmy farm là nông trại nông nghiệp sạch và hiện đại với mong muốn chia sẻ điều tốt nhất đến nhiều người và phát triển hệ sinh thái nông nghiệp Sạch của Việt Nam. Hãy liên hệ với chúng tôi nếu các bạn đang có nhu cầu nguôn hàng về ruồi lính đen.
Chúng tôi là một thương hiệu chuyên sản xuất, thương mai và xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam. Chúng tôi có vùng trồng điều & nhà máy điều ở Bình Phước, trại nuôi ruồi lính đen ở Tây Ninh. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Công ty là: hạt điều, hạt điều nhân, ruồi lính đen,… từ Việt Nam.