Chứng chỉ HACCP là chứng nhận để xác nhận một tổ chức/doanh nghiệp đã xây dựng và áp dụng hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn phù hợp với các yêu cầu, nguyên tắt được HACCP đặt ra. Để biết thêm nhiều thông tin mời bạn cùng Kimmy farm xem thêm nhiều chi tiết dưới đây

HACCP Là Chữ Viết Tắt Của Gì?

HACCP (tiếng Anh: Hazard analysis and critical control points) là viết tắt của phân tích mối nguy và Điểm kiểm soát tới hạn. Hệ thống HACCP được thiết kế để chống lại các mối nguy an toàn có thể có trong thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất. Bất kỳ công ty nào liên quan đến sản xuất và chế biến thực phẩm đều được khuyến khích triển khai hệ thống HACCP. Hệ thống HACCP được quốc tế công nhận và chủ yếu tập trung vào các Doanh nghiệp chế biến nguyên liệu thô, thu mua và xử lý, sản xuất, phân phối và tiêu thụ sản phẩm. HACCP cũng yêu cầu các điểm kiểm soát khác như kiểm soát dịch hại, truy xuất nguồn gốc và đào tạo vệ sinh như những biện pháp ngăn ngừa nguy cơ.

=> Xem thêm: Tiêu Chuẩn AFI và Quy Cách Hạt Điều Nhân Xuất Khẩu

Logo của HACCP Chứng Chỉ An Toàn Thực Phẩm Dành Cho Nghành Hạt Điều

Logo HACCP Chứng Chỉ An Toàn Thực Phẩm Dành Cho Nghành Hạt Điều

HACCP Là Chữ Viết Tắt Của:

  • Hazard: mối nguy hại.
  • Analysis: phân tích
  • Critical: trọng yếu
  • Control Point: điểm cần kiểm soát

Khi ghép lại với nhau, HACCP có nghĩa là Phân tích mối nguy hại và Điểm kiểm soát trọng yếu. Đây gần như là yêu cầu bắt buộc đối với quy trình chế biến hạt điều Bình Phước xuất khẩu.

=> Xem thêm: Các Loại Hạt Điều, Tiêu Chuẩn và Cách Phân Loại Hạt Điều

HACCP có nghĩa là Phân tích mối nguy hại và Điểm kiểm soát trọng yếu

HACCP có nghĩa là Phân tích mối nguy hại và Điểm kiểm soát trọng yếu

Nguyên Tắc Giúp Kiểm Soát Chất Lượng Hạt Điều theo HACCP

7 Nguyên Tắc Giúp Kiểm Soát Chất Lượng Hạt Điều theo HACCP

Nguyên Tắc Giúp Kiểm Soát Chất Lượng Hạt Điều HACCP – Kimmy Farm Vietnam

Nội dung Nguyên Tắc tóm tắc HACCP:

Nguyên tắc cốt lõi Nội dung của nguyên tắc
1 Nhận diện mối nguy
2 Xác định điểm kiểm soát tới hạn (CCP – critical control point)
3 Xác định giới hạn cho các CCP (critical control point)
4 Thiết lập thủ tục giám sát các CCP (critical control point)
5 Thiết lập kế hoạch hành động khắc phục khi giới hạn của các CCP bị phá vỡ
6 Xây dựng thủ tục kiểm tra hệ thống HACCP
7 Thiết lập các thủ tục lưu trữ hồ sơ HACCP

Xây dựng HACCP cho quy trình sản xuất hạt điều bao gồm:

Trình tự áp dụng HACCP bao gồm 12 bước trong đó 7 bước cuối là 7 nguyên tắc của HACCP – Dưới đây là ví dụ thực tế về quy trình thẩm định và cấp chứng chỉ HACCP cho nhà máy hạt điều Kimmy farm tại tỉnh Bình Phước:

12 bước cùng với 7 Nguyên tắc chi tiết HACCP bao gồm:

  1. Thành lập nhóm kiểm tra chuyên trách về HACCP của DN Kimmy.
  2. Ghi chép lý thuyết, thuyết minh về thực phẩm là hạt điều về: tính an toàn, thời hạn sử dụng, bao gói, hình thức phân phối…
  3. Xác nhận phương pháp sử dụng hạt điều như thế nào là an toàn.
  4. Vạch sơ đồ trình tự chế biến thực phẩm hạt điều.
  5. Kiểm tra tại nhà máy trình tự chế biến thực phẩm.
  6. Quy tắc 1: Nhận diện mối nguy hại bằng cách xây dựng các chốt kiểm tra các mối nguy hại (các điểm trọng yếu cần kiểm tra) trong quy trình một chiều trong ngành thực phẩm. Liệt kêcác tác nhân bao gồm: vật lý, hóa học, sinh học gây hại đến chất lượng hạt điều Bình Phước sản phẩm sẽ được sản xuất tại nhà máy hạt điều Kimmy Farm.
  7. Quy tắc 2: Xác định các điểm nội dung cần kiểm soát tới hạn. Xây dựng các chốt kiểm tra, Kimmy Farm sẽ tiến hành đưa ra và xác nhận các tiêu chí liên quan.
  8. Quy tắc 3: Xác định chỉ số định lượng. Tương đương với mỗi tiêu chí (nội dung) sẽ là một chỉ số định lượng cụ thể. Nguyên tắc cơ bản ở đây là cái gì đo lường được thì sẽ định lượng và kiểm soạt còn cái gì không đo lường được thì sẽ không kiểm soát được.
  9. Quy tắc 4: Thiết lập thủ tục giám sát để xác định các tiêu chí (nội dung) đã tới điểm nguy hại.
  10. Quy tắc 5: Trường hợp phát hiện các tiêu chí (nội dung) nguy hại thì cần làm gì đã tới điểm phá vỡ thì ta phải làm gì? Thiết lập kế hoạch hành động khắc phục khí giới hạn tới hạn bị phá vỡ. Các công việc tiến hành cần phải được kiểm tra, đánh giá định kỳ tránh trường hợp công việc đề ra không khắc phục được các mối nguy hại.
  11. Quy tắc 6: Xây dựng thủ tục thẩm tra hệ thống HACCP.
  12. Quy tắc 7: Trong trường hợp kiểm tra và thấy rằng cách làm trên là có hiệu quả thì thiết lập hồ sơ giấy tờ, chuẩn hóa cách làm.

=> Xem thêm: Tiêu Chuẩn Hạt Điều Nhân Việt Nam TCVN 4850:2010

5 Bước Để Doanh Nghiệp Được Cấp Chứng Chỉ HACCP

  • Bước 1: Bắt đầu tìm hiểu cách thực hiện tiêu chuẩn HACCP. Doanh nghiệp tìm hiểu Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn và hiểu rõ tại sao HACCP tốt cho doanh nghiệp trong chuỗi Thực phẩm? Từ đó doanh nghiệp thức phẩm mới có thể có ý định đầu tư. Lúc này doanh nghiệp thức phẩm có thể tự tìm hiểu hoặc nhờ các công ty tư vấn để tìm hiểu hệ thống HACCP này.
  • Bước 2: Sau khi tìm hiểu thì DN bắt đầu áp dụng các quy chuẩn của Hệ thống HACCP. Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn theo tiêu chuẩn HACCP có thể được DN tự làm hoặc nhờ tới các công ty tư vấn hỗ trợ.
  • Bước 3: Liên hệ các Cty chuyên cấp Chứng Chỉ HACCP để được kiểm tra và cấp chứng chỉ cho DN.
  • Bước 4: Duy trì HACCP Đảm bảo hệ thống được vận hành xuyên suốt cho trong cả quá trình phát triển lâu dài của DN.
  • Bước 5: Tái chứng nhận HACCP qua từng thời điểm, từng năm theo quy định của hiệp hội cấp chứng chị HACCP.

Một Số Chứng Chỉ Tương Đương Có Liên Quan

7 nguyên tắc giúp kiểm soát chất lượng hạt điều HACCP

7 nguyên tắc giúp kiểm soát chất lượng hạt điều HACCP

Hơn nữa, có một số Hệ thống Quản lý An toàn Thực phẩm cung cấp các lựa chọn chứng nhận có một phần dựa trên HACCP. Chúng bao gồm Thực phẩm Chất lượng An toàn (SFQ), Hệ thống Chứng nhận Quản lý An toàn Thực phẩm (FSSC), Hiệp hội Bán lẻ Anh Quốc (BRC), v.v. Các chương trình / chương trình chứng nhận này thuộc Sáng kiến ​​An toàn Thực phẩm Toàn cầu (GFSI). Cân nhắc những điều này mang lại cho nhà tuyển dụng vị thế dẫn đầu trên thị trường toàn cầu, các mầm bệnh mới cần bảo vệ, chống lại sự gia tăng của các mầm bệnh truyền qua thực phẩm và bảo vệ thương hiệu của họ. Nhìn chung, việc triển khai hệ thống HACCP không phải là giải pháp duy nhất cho vấn đề nguy hiểm của nhà sản xuất thực phẩm, có một số kế hoạch khác như những kế hoạch được liệt kê ở trên cũng có thể được thực hiện để tạo ra một nơi làm việc toàn diện và an toàn cho nhân viên cũng như đảm bảo sự an toàn của người tiêu dùng.

Một số chứng chỉ có tương đương có liên quan:

  • VSATTP: Vệ sinh an toàn thực phẩm Việt nam (VSATTP – Vietnam food safety certificate)
  • HACCP: Phân tích mối nguy và các điểm kiểm soát tới hạn. (HACCP – Hazard analysis, critical control points)
  • SFQ: Thực phẩm Chất lượng An toàn (SFQ – Safe Quality Food Institute),
  • FSSC: Chứng nhận Quản lý An toàn Thực phẩm (FSSC – Food Safety System Certification),
  • BRC: Chứng nhận của hiệp hội Bán lẻ Anh Quốc (BRC – Global Standard for Food Safety),
  • GFSI: Sáng kiến ​​An toàn Thực phẩm Toàn cầu (GFSI – Global Food Safety Initiative),
  • ISO: Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hoá dành cho hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (ISO – International Organization for Standardization – ISO 22000),
  • GMP: Chứng chỉ GMP về thực hành sản xuất tốt (GMP – Good Manufacturing Practices),
W320 Cashew Whole White  Cashew Nuts Kernel exporter in Vietnam

Hạt Điều Chất Lượng Cao Theo Tiêu Chuẩn Để Xuất Khẩu Của Việt Nam Được Xuất Khẩu Nhiều Nơi Trên Toàn Thế Giới

Bài Viết Liên Quan