Vệ sinh an toàn thực phẩm hay an toàn thực phẩm hiểu theo nghĩa là mô tả việc xử lý, chế biến, bảo quản và lưu trữ thực phẩm bằng những phương pháp phòng ngừa, phòng chống bệnh tật do thực phẩm gây ra. Vệ sinh an toàn thực phẩm cũng bao gồm một số thói quen, thao tác trong khâu chế biến cần được thực hiện để tránh các nguy cơ sức khỏe tiềm năng nghiêm trọng Ở Việt Nam khi doanh nghiệp sản xuất hoặc chế biến thực phẩm họ thường phải được các cơ quan chức năng cấp chứng chỉ “Giấy Chứng Nhận Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm”.

Các bài viết có liên quan về tiêu chuẩn hạt điều:

Giấy Chứng Nhận Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm Việt Nam Là Gì?

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm Việt Nam trong ngành hạt điều (viết tắt: VSATTP, tiếng Anh: Vietnam’s Food Safety Certificate) là chứng chỉ chứng nhận cơ sở chế biến thực phẩm chuyên sản xuất hạt điều đạt đủ tiêu chuẩn với sự kiểm duyệt của các cơ quan chức năng ở Việt Nam. Chứng chỉ được cấp phép bởi cơ quan có thẩm quyền về y tế đối với các cơ sở, đơn vị sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chứng minh được sản phẩm mình sản xuất đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng khi sử dụng.

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm Việt Nam là chứng chỉ chứng nhận cơ sở chế biến thực phẩm đạt đủ tiêu chuẩn với sự kiểm duyệt của các cơ quan chức năng ở Việt Nam.

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm Việt Nam là chứng chỉ chứng nhận cơ sở chế biến thực phẩm đạt đủ tiêu chuẩn với sự kiểm duyệt của các cơ quan chức năng ở Việt Nam.

Điều Kiện Cấp Chứng Chỉ Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm Việt Nam

Cơ sở kinh doanh dịch chế biến thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện sau đây theo quy định:

  1. Nơi sản xuất và chế biến hạt điều được bố trí bảo đảm không nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến.
  2. Nơi sản xuất & chế biến có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh hạt điều.
  3. Nơi sản xuất và chế biến có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải trong quá trình sản xuất hạt điều phải bảo đảm vệ sinh.
  4. Nhà xưởng, nơi sản xuất Cống rãnh ở khu vực sản xuất và chế biến hạt điều phải thông thoát, không ứ đọng nước thải.
  5. Nơi sản xuất là kho lưu trữ sản phẩm hạt điều phải thoáng, mát, đủ ánh sáng, duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ, có biện pháp để ngăn ngừa côn trùng và động vật gây hại.
  6. Có thiết bị bảo quản và chế biến hạt điều phải sạch sẽ, được vệ sinh hàng ngày
  7. Nhà vệ sinh, nời rửa tay và thu dọn chất thải, rác thải cho nhân viên phải được dọn dẹp hàng ngày sạch sẽ.
  8. Người đứng đầu đơn vị sản xuất nhà máy hạt điều là người chịu trách nhiệm việc bảo đảm an toàn thực phẩm.
  9. Công ty sản xuất phải có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Điều Kiện Cấp Chứng Chỉ Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm Việt Nam được quy định rõ ràng trong luật Việt Nam

Điều Kiện Cấp Chứng Chỉ Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm Việt Nam được quy định rõ ràng trong luật Việt Nam

Ý Nghĩa của  Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm 

Đối với người tiêu dùng:

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực nó còn có ý nghĩa rất thiết thật vì nó là chứng chỉ để cơ sở chế biến thực phẩm đó đang sản xuất các thực phẩm đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Bởi lẽ với thực phẩm tràn lan trên thị trường hiện nay, người tiêu dùng khó mà phân biệt được đâu là thực phẩm bẩn và đâu là thực phẩm an toàn cho sức khỏe.

Đối với Cty sản xuất chế biến thực phẩm:

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là thực sự cần thiết cho cả cơ sở, đơn vị sản xuất kinh doanh. Nó sẽ là cơ sở pháp lý buộc các cơ sở sản xuất kinh doanh phải minh bạch về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm với các cơ quan chức năng. Từ đó đảm bảo sản xuất các sản phẩm đạt vệ sinh an toàn thực phẩm để tiêu thụ trên thị trường.

Hồ Sơ Cấp Giấy Chứng Nhận Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
  • Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn về sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành.

Quy Trình Cấp Giấy Chứng Nhận VSATTP

  • Bước 1: Nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền như đã hướng dẫn nêu trên
  • Bước 2: Tiếp nhận, xử lý hồ sơ: Trong 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
  • Bước 3: Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nếu đủ điều kiện

Một Số Chứng Chỉ Tương Đương Có Liên Quan

Các cơ sở Các cơ sở cần có giấy chứng nhận VSATTP được nêu trên sẽ được miễn trong trường hợp đã có một trong những loại chứng chỉ còn hiệu lực như:

  • VSATTP: Vệ sinh an toàn thực phẩm Việt nam (VSATTP – Vietnam food safety certificate)
  • HACCP: Phân tích mối nguy và các điểm kiểm soát tới hạn. (HACCP – Hazard analysis, critical control points)
  • SFQ: Thực phẩm Chất lượng An toàn (SFQ – Safe Quality Food Institute),
  • FSSC: Chứng nhận Quản lý An toàn Thực phẩm (FSSC – Food Safety System Certification),
  • BRC: Chứng nhận của hiệp hội Bán lẻ Anh Quốc (BRC – Global Standard for Food Safety),
  • GFSI: Sáng kiến ​​An toàn Thực phẩm Toàn cầu (GFSI – Global Food Safety Initiative),
  • ISO: Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hoá dành cho hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (ISO – International Organization for Standardization – ISO 22000),
  • GMP: Chứng chỉ GMP về thực hành sản xuất tốt (GMP – Good Manufacturing Practices),

Bài Viết Liên Quan