Tỏi Việt Nam rất ngon nhưng hoàn toàn bị Tỏi Trung Quốc chèn ép. Trên thị trường toàn thế giới hiện nay tràn lan những loại nông sản xuất xứ từ Trung Quốc được tẩm hóa chất chống mọc mầm, được tẩy trắng để trông bắt mắt hơn, theo thông kê có đến 80% tỏi trên thế giới có xuất xứ từ Trung Quốc. Việt Nam mặc dù là quốc gia trồng rất nhiều tỏi, tuy nhiên theo thống kê năm 2021 Việt Nam chi tới 60 triệu USD để nhập khẩu tỏi. Điều này khiến chúng ta đang phải đối mặt với các nguy cơ bệnh tật rất lớn. Bài viết này sẽ giúp bạn phân biệt được tỏi Việt Nam và tỏi Trung Quốc, tránh ăn phải tỏi độc hại.
5 Cách Phân Biệt Tỏi Việt Nam và Tỏi Trung Quốc
Hiên này trên thị trường có khá nhiều cách hỗ trợ người tiêu dùng phân biệt tỏi Trung Quốc và tỏi Việt Nam! Tuy nhiên thường thì cách nhận biết và phân biệt tỏi Việt Nam và tỏi Trung Quốc dễ dàng nhất là:
- Tỏi Trung Quốc thường có tép tỏi to
- Vỏ của tỏi Trung Quốc có màu trắng vàng.
- Thỏi Trung Quốc có Vị hăng mà không thơm như tỏi Việt Nam
- Tỏi Việt Nam thường nhỏ hơn tỏi TQ,
- Tỏi Việt Nam có màu trắng tím và tép không đều, vị the cay nồng.
=> Xem thêm: 5 Món Ngon Với Tỏi Bạn Không Nên Bỏ Lỡ
Đặc điểm hình dáng của tép tỏi
Tỏi Trung Quốc thường có kích thước to hơn tỏi Việt Nam rất nhiều, đường kính trung bình 4 – 5cm. Các tép tỏi Trung Quốc rất to, chắc và đều nhau nhưng số lượng té”p không nhiều như tỏi ta. Đầu các tép tỏi Trung Quốc ta sẽ xếp chặt vào nhau và đầu tép chụp lại còn tỏi Trung Quốc thường tách ra, do đó tỏi Việt Nam thường rất khó bóc vỏ. Ngoài ra Các tép tỏi Trung Quốc hơi xòe ra, không chụm lại hoàn toàn và ít tép hơn so với các loại tỏi Việt Nam.
Đặc điểm hình dáng bên ngoài của tỏi
Hình dáng bên ngoài của tỏi cũng là một dấu hiệu để chúng ta có thể phân biệt được đâu là tỏi Việt Nam, đâu là tỏi Trung quốc. Vỏ củ tỏi Việt Nam thường có màu tía (tím) ngoại từ tỏi ở Phan Rang, Hải Dương thì có màu trắng sữa. So với tỏi Việt Nam thì tỏi Trung Quốc có phần bắt mắt hơn, bề mặt vỏ bóng, màu trắng ngà.
Đặc điểm mùi vị:
Tỏi Việt Nam thường có mùi vị rất đặc trưng, cay và nồng. Khi chế biến đồ ăn với tỏi hương thơm hòa quyện cùng đồ ăn tạo nên vị ngon khó cưỡng. Ngược lại tỏi Trung Quốc mùi vị thường rất mờ nhạt, khi bóc ra mùi tỏi không xộc thẳng lên và dễ ngửi thấy như tỏi của Việt Nam. Khi chế biến thì mùi tỏi Trung Quốc rất hăng chứ không thơm như tỏi của Việt Nam. Hàm lượng dầu có trong tỏi Trung Quốc cũng rất ít.
Thời gian bảo quản:
Tỏi Việt Nam thường không bảo quản được lâu và dễ mọc mầm nếu không biết cách bảo quản vì tỏi ta không phun thuốc bảo quản. Còn tỏi Trung Quốc thời gian bảo quản cực kỳ lâu. Nguyên nhân là vì trước khi đưa ra thị trường tỏi Trung Quốc được phun thuốc bảo quản và các chế phẩm chống mọc mầm. Thực chất bề ngoài của tỏi Trung Quốc rất bắt mắt và bóng bẩy là do được xử lý qua loại hóa chất mang tên “Clo”. Loại hóa chất này rất độc, con người nếu ăn phải có khả năng bị ung thư rất cao.
Giá thành:
Tỏi Trung Quốc thường giá thành chỉ bằng một nửa so với tỏi Việt Nam. Hiện nay giá thành 1kg tỏi Trung Quốc dao động từ 30.000 – 40.000 VNĐ. Trong khi đó Tỏi Việt Nam thì thường có giá 70.000 – 90.000 VNĐ. Riêng tỏi Lý Sơn của Việt Nam thì giá thành cao hơn từ 150.000 – 200.000 VNĐ. Tuy nhiên, vẫn có nhiều thương lái vì đồng tiền mà “treo đầu dê bán thịt chó”, tức là bán tỏi Trung Quốc nhưng giá thành lại là tỏi Việt Nam. Do đó, là người tiêu dùng thông minh thì không chỉ dựa vào phân biệt tỏi Trung Quốc qua giá thành mà bạn phải kết hợp bằng những đặc điểm cảm quan mà bài viết đã nêu. Bằng cách này bạn vừa ăn được tỏi có chất lượng và tốt cho sức khỏe lại vừa góp phần vực dậy ngành tỏi của Việt Nam. “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”
Một Số Vấn Đề Khác về Tỏi Việt Nam và Tỏi Trung Quốc Bao Gồm:
Theo bác sĩ Nguyễn Thùy Linh, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Hiên nay trên 80% lượng tỏi bán trên thị trường là từ Trung Quốc. Tỏi Trung Quốc có thể được khử trùng bằng methyl bromide trước khi xuất khẩu. Đây là chất diệt sâu bọ rất độc hại với con người. Nó có thể hủy hoại hệ hô hấp và cơ quan thần kinh trung ương, thậm chí gây tử vong.
Tỏi Trung Quốc tràn lan, đè ép nông sản Tỏi Việt
Hàng trăm đợt giải cứu tỏi đã diễn ra, hành trình giải cứu cứ lặp đi lặp lại và gần như không có hồi kết. Mặc dù, nông sản Việt Nam rất chất lượng nhưng lại không thể đẩy ra thị trường, tồn hàng nghìn tấn khiến cho người nông dân lâm vào cảnh khốn cùng. Nguyên nhân là do tỏi Trung Quốc thường có màu sắc trắng sáng, dễ bóc vỏ, giá thành lại rẻ hơn rất nhiều. Người tiêu dùng không biết vì “ham rẻ” nên mua nhiều. Từ đó tỏi Việt Nam với giá thành cao hơn bị ế ẩm.
=> Xem thêm: Củ Tỏi Trong Việc Xua Tan Ma Quỷ và Tâm Linh
Tại các chợ truyền thống thì tỏi Trung Quốc bán ra với số lượng nhiều nhất vì giá thành chỉ bằng 1/3 so với tỏi Việt. Không chỉ tồn tại dưới dạng tỏi Trung Quốc, nhiều thương nhân vì lợi nhuận mà phù phép chúng thành tỏi Việt Nam rồi bán với giá thành cao và khẳng định chúng là tỏi Việt 100%. Với các chiêu trò này, người dân dù muốn ủng hộ hàng Việt Nam cũng khó lòng phân biệt được thật giả. Ngoài ra, những hàng quán bán đồ ăn chủ yếu nhập tỏi Trung Quốc để chế biến nhằm tăng thêm lợi nhuận.
Mối nguy hại từ các loại tỏi Trung Quốc được tẩy trắng bằng hóa chất
Các đội thanh tra thực phẩm của Mỹ phát hiện rằng, hầu hết các loại tỏi này đều được được phun hóa chất để chống mối mọt, ngưng mọc mầm và bảo quản được lâu hơn. Bên cạnh đó, có nhiều nguồn tin cho thấy tỏi Trung Quốc có thể được tưới bằng nước cống được xử lý bằng methyl bromide – loại chất dùng để diệt các loài bọ, ve. Chất này nếu tiếp xúc với cơ thể con người quá nhiều có thể dẫn đến các bệnh lý gây tổn hại tới hệ thần kinh và nguy hiểm tới tính mạng của bệnh nhân. Việc cung cấp nguồn nước không đảm bảo để chăm sóc tỏi khiến cho chúng bị nhiễm các loại quặng độc hại như chì, sunfit và các loại chất không xác định khác. Có nhiều loại Tỏi Trung Quốc thông qua quá trình tẩy trắng để thành phẩm bắt mắt người tiêu dùng hơn, nhưng loại chất tẩy trắng này lại rất có hại đối với sức khỏe con người.
=> Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Khử Mùi Tỏi Sau Khi Ăn Cực Kỳ Hiệu Quả
3 Điều cơ bản để tránh mua nhầm tỏi kém chất lượng.
Dù là tỏi trắng hay tỏi tím bạn cũng nên tìm mua những củ tỏi mà vỏ ngoài có một độ bóng nhất định, cầm chắc tay. Nếu nhận thấy những đặc điểm sau đây thì bạn tuyệt đối không nên mua về vì đó có thể là các loại tỏi kém chất lượng.
- Thứ nhất: nếu cầm trong tay mà cảm thấy chúng mềm oặt và ọp ẹp thì chắc chắn củ tỏi này đang có dấu hiệu bị thối và bạn tuyệt đối không nên mua.
- Thứ hai: nếu quan sát thấy bề ngoài của tỏi nổi những đốm mốc màu đen, và màu vỏ chuyển sang xám hoặc vàng thì những củ tỏi này đã bị nhiễm mốc, hư hỏng.
- Thứ ba: không nên mua những củ tỏi bóc sẵn ngoài chợ mặc dù chúng rất tiện lợi nhưng vì được bóc sẵn bạn sẽ không biết được nó có bị hư hỏng không, và trong quá trình bảo quản vi khuẩn cũng sẽ rất dễ thâm nhập vào khiến bạn có thể bị ngộ độc hoặc rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe.
=>Xem thêm: Tác Dụng Của Tỏi Trong Y Học Cổ Truyền
Mẹo Hay Để Chọn Đúng Các Giống Tỏi Việt Nam
Để có thể lựa chọn được tỏi Việt nam tươi ngon bạn cần phải hiểu rõ các giống tỏi của Việt Nam ra sao? Nên chọn loại tỏi nào? và các cách lựa chọn tỏi sao cho dúng với nhu cầu.
Các Loại Tỏi Việt Nam Bao gồm:
Ở Việt Nam chúng ta có 11 loại tỏi khác nhau. Tuy nhiên các giống tói Việt Nam phổ biến nhất bao gồm: Tỏi Lý Sơn, tỏi Phan Rang, tỏi Hải Dương, tỏi Khánh Hòa, tỏi Đà Lạt…
Tỏi Đà Lạt:
Tỏi Đà Lạt là giống tỏi Việt Nam rất nổi tiếng nhờ độ ngon rất khó tả của chúng. Để phân biệt tỏi Đà Lạt với các loại tỏi Trung Quốc khác chúng ta dựa vào các đặt điểm như sau: tỏi Đà Lạt có lớp vỏ ngoài màu tím nâu, lớp vỏ của tỏi Đà Lạt khá khó bóc, lúc lột bỏ cuống các tép tỏi nhỏ của tỏi Đà Lạt chụm lại. Tỏi Đà Lạt có vị the, mùi thơm dễ chịu, cay nồng đặc trưng của tỏi Đà Lạt.
Tỏi Lý Sơn:
Tỏi Lý Sơn (hay còn được gọi là: tỏi cô đơn Lý Sơn, hay tỏi mồ côi Lý Sơn) là loại tỏi cực kỳ nổi tiếng. Để phân biệt tỏi Lý Sơn thì chúng ta dựa vào các đặc điểm sau: Tỏi Lý Sơn có lớp vỏ màu trắng, kích thước củ tỏi lý sơn vừa phải không qua to, mỗi tép tỏi rất đều và chắc, kích thước của tép tỏi là từ 2 – 6 cm. Loại tỏi cơ đơn Lý Sơn có mùi thơm, không nồng như các loại tỏi khác, không hăng ngay cả khi ăn sống.
Tỏi Phan Rang:
Tỏi Phan Rang gần đây được biết tới nhiều hơn nhờ tỉnh này đã đẩy mạnh các chiến dịch quản cáo nhầm bảo vệ các loại tỏi quý của Việt Nam khỏi sự tràng lan của tỏi Trung quốc. Tỏi Phan Rang là một đặc sản tỉnh Phan Rang thường được mua về làm quà biếu khách quý. Chúng là loại tỏi có vỏ màu trắng sữa, tép tỏi nhỏ, tuy vậy từng tép tỏi rất chắc chắn đầy đặng, có vị cay rất nồng và đặc biệt. Chúng sau khi được thu hoạch sẽ được phơi dưới nắng để lớp vỏ ngoài bong ra, chỉ còn lại một lớp vỏ lụa mỏng. Tỏi Phan Rang thường sẽ được cột theo chùm và mang đi bán.
Tỏi Hải Dương:
Tỏi Hải Dương (còn có tên là tỏi bắc hoặc tỏi tía, tỏi ta) là loại tỏi rất nổi tiếng và phổ biến tại Miền Bắc. Giống Tỏi Hải Dương có vỏ màu hơi tím với chút ám đen, không được trắng đẹp như tỏi Lý Sơn. Tuy nhiên củ tỏi Hải Dương có nhiều tép hơn, và mỗi tép to hơn tỏi Lý Sơn khoảng 30%. Vị của tỏi Hải Dương cũng rất đặc biệt bởi vị cay và hăng của tỏi.
Tỏi Khánh Hòa:
Tỏi Khánh Hòa là một giống tỏi quý và nổi tiếng tại Vùng dất Khánh Hòa. Tỏi Khánh Hóa có vỏ có màu trắng và hơi sần sùi, màu sắc đậm với những đường vân to nổi khá rõ lên bề mặt vỏ củ tỏi, tép tỏi có kích thướng khá nhỏ nhưng rắn chắc. Hương vị của giống tỏi Khánh Hóa khá đặc trưng với mùi cay dịu nhẹ dễ chịu.
Nên chọn tỏi tím hay tỏi trắng?
Trong chén nước mắm của Việt Nam có lẽ sẽ không thể thiếu một thứ gia vị đó chính là tỏi, ngoài ra tỏi còn xuất hiện trong rất nhiều các món ăn khác như rang cháy tỏi, bánh mì bơ tỏi, thịt bò xào,… Tỏi là một loại gia vị rất dễ tìm mua, ở mọi khu chợ không chỗ nào không bán tỏi, tuy nhiên mỗi giống tỏi lại có hình dáng, màu sắc và ngay cả hương vị cũng khác nhau. Nhiều bà nội trợ khi mua tỏi vẫn không biết nên mua loại tỏi nào thì hơn, không biết giữa tỏi trắng và tỏi tím thì loại nào có giá trị dinh dưỡng hơn, loại nào ngon hơn. Cùng xem tiếp phần phân tích dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Nếu bạn là người chú ý về mùi vị thì khi nấu nướng bạn sẽ nhìn ra được tỏi màu tím sẽ có mùi hương đặc trưng hơn, dậy mùi hơn và trong vị cay của tỏi tía sẽ xen lẫn một chút vị thanh ngọt rất đặc biệt. Do đó, các đầu bếp chuyên nghiệp thường ưu tiên sử dụng các loại tỏi màu tím để nấu, làm cho món ăn ngon hơn và hấp dẫn hơn. Còn với đặc tính ít cay, ít hăng của tỏi trắng thì thường được ứng dụng trong việc chế biến các món salad hoặc các món liên quan đến tỏi sống để người ăn sẽ vẫn cảm nhận được vị tỏi ở một chừng mực chứ không bị quá nồng. Như vậy, không thể khẳng định được giữa tỏi tím và tỏi trắng loại tỏi nào ngon hơn được, vì tùy vào nhu cầu sử dụng của mỗi người mà chúng ta có thể lựa chọn tỏi theo cách của mình.
Chọn đúng loại tỏi cần sử dụng
Ở Việt Nam có rất nhiều loại tỏi, mỗi một vùng trồng tỏi thì giống tỏi cũng sẽ khác nhau và hương vị cũng sẽ khác nhau. Ở Việt Nam có các vùng trồng tỏi như: Đà Lạt, Điện Biên, Lý Sơn, Phan Rang,…. Để có thể phân biệt được tỏi có nguồn gốc xuất xứ ở đâu thì khá là khó khăn, chỉ những người sành về tỏi mới biết được vì chúng không quá khác nhau. Để dễ dàng nhận biết hơn người ta thường phân thành hai loại tỏi tía và tỏi trắng.
Cũng như tên gọi, người ta phân loại tỏi này chủ yếu dựa vào yếu tố cảm quan, màu sắc nên rất dễ nhận diện. Quan sát bề ngoài thì tỏi tía có vỏ màu tím (hoặc có các đường gân màu tím) còn vỏ ngòai của tỏi trắng sẽ là màu trắng. Thông thường thì củ tỏi màu trắng sẽ to hơn so với củ tỏi màu tím, bởi vì các tép tỏi màu trắng sẽ to và chắc hơn so với tỏi tím nhưng kích thước của chúng lại không đều nhau. Xét về mùi vị, tỏi tía thường có hương vị nồng nàn và cay hơn so với tỏi trắng, rất phù hợp với những người yêu thích mùi cay nồng của tỏi. Tuy mùi vị của chúng cũng không quá chênh lệch nhưng nếu để ý kỹ bạn có thể nhận ra ngay.
Tỏi nào có giá trị dinh dưỡng cao hơn?
Được biết, tỏi tím thường được trồng vào mùa xuân khi cây cối đâm chồi nảy lộc nên thường thời gian chăm sóc và thu hoạch cũng sẽ kéo dài hơn so với tỏi trắng được trồng vào mùa thu. Nguyên nhân là tỏi tím có sức chịu lạnh kém hơn nên không thể trồng vào khoảng thời gian thời tiết rét buốt. Do thời gian sinh trưởng kéo dài nên các chất dinh dưỡng có trong tỏi tím cũng đạt độ chín muồi và nhiều hơn so với tỏi trắng. Và cũng vì lý do này mà tỏi tím thường có giá thành cao hơn so với tỏi trắng. Ở trong tỏi tím có chứa hàm lượng chất alliicin cao hơn hẳn so với tỏi trắng, ngoài ra tỏi tím còn chứa anthocyanin – hợp chất mà tỏi trắng không có, loại chất này có tác dụng làm đẹp rất nhiều, giúp giảm quá trình lão hóa. Trong Đông Y, tỏi có công dụng hỗ trợ sản sinh ra insulin rất tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường. Ngoài ra tỏi tía cũng rất giàu chất xơ nên hạn chế được mỡ máu, ngăn chặn các bệnh lý liên quan đến tim mạch.
Cách bảo quản để tỏi tươi
Để bảo quản tỏi luôn được tươi ngon thì chúng ta cần lưu ý những vấn đề cơ bản như sau:
- Nên để tỏi ở những nơi khô ráo và tối tránh ánh nắng trực tiếp.
- Một số củ tỏi có dấu hiệu bị mềm là chúng đã chín quá và thể để được lâu, khi đó ta nên để riêng chúng ra nơi khác để tránh ảnh hưởng phần còn lại.
- Khi mua tỏi chúng ta nên các củ tỏi có lớp vỏ bóng không nhăn nheo,
- Không sử dụng các củ tỏi đang có dấu hiệu mọc mầm vì ăn chúng sẽ bị ngộ độc.
- Bảo quản tỏi thì nơi thoáng mát, không để trong tủ lạnh vì tỏi sẽ bị mốc.
Chúng tôi là một thương hiệu chuyên sản xuất, thương mai và xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam. Chúng tôi có vùng trồng điều & nhà máy điều ở Bình Phước, trại nuôi ruồi lính đen ở Tây Ninh. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Công ty là: hạt điều, hạt điều nhân, ruồi lính đen,… từ Việt Nam.