Chắc hẳn các bạn đã quen thuộc với các loại tinh dầu như tinh dầu hạt điều, tinh dầu bưởi, tinh dầu, tinh dầu bạc hà,… vậy bạn đã từng nghe qua tinh dầu tỏi hay chưa? Từ xưa tới nay tỏi không chỉ được dùng để nấu ăn mà còn có ứng dụng trong y học rất nhiều nhờ vào đặc tính kháng viêm, diệt khuẩn của nó. Vậy tinh dầu tỏi là gì? Chúng có công dụng như thế nào và cách sử dụng ra sao? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây bạn nhé.
=> Xem thêm: 5 Cách Phân Biệt Tỏi Việt Nam và Tỏi Trung Quốc
Tinh Dầu Tỏi Là Gì?
Tinh dầu tỏi là loại tinh dầu được chiết xuất từ tỏi tươi bằng phương pháp chưng cất hơi nước. Thành phẩm chúng ta nhận được là dung dịch lỏng có màu vàng óng rất đẹp mắt thường được gọi là dầu tỏi. Tinh dầu tỏi có mùi hơi hăng đặc trưng của tỏi, có vị khá cay và nồng. Việc chế xuất tỏi thành tinh dầu không làm mất đi giá trị dinh dưỡng của nó. Tinh dầu tỏi rất giàu allicin – hoạt chất ngăn chặn quá trình oxy hóa, hàm lượng lưu huỳnh có trong tinh dầu tỏi cũng rất lớn. Ngoài ra, tinh dầu tỏi còn chứa các thành phần có lợi cho sức khỏe như: vitamin B, E, C, các loại acid amin,… Ngày nay, để dễ dàng sử dụng ngoài việc chế xuất tinh dầu tỏi dưới dạng lỏng thì người ta còn sản xuất rộng rãi dưới dạng viên uống thực phẩm chức năng.
=> Xem thêm: Những Loại Bệnh Nào Không Nên Ăn Tỏi?
Hướng Dẫn Cách Làm Tinh Dầu Tỏi
Tinh dầu tỏi được sử dụng rất phổ biến nên hiện nay không khó để tìm mua chúng dưới dạng lỏng hoặc dưới dạng viên tùy vào mục đích và nhu cầu sử dụng. Tuy nhiên, tinh dầu tỏi rất dễ làm thế nên bạn hoàn toàn có thể tự làm cho mình một chai tinh dầu tỏi tại nhà rất dễ dàng.
Nguyên liệu làm tinh dầu tỏi:
Lưu ý chọn những củ tỏi chắc, to, đều, không có dấu hiệu nấm mốc, hư hỏng.
- Bạn chuẩn bị 3 – 4 củ tỏi tươi (hoặc tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của bạn).
- Dầu ô liu
4 Bước làm tinh dầu tỏi tại nhà:
- Bước 1: Tỏi bóc vỏ, rửa sạch với nước và lau khô.
- Bước 2: Thái tỏi thành từng lát dày chừng 2mm
- Bước 3: Bắc chảo lên bếp và đổ dầu ô liu vào. Khi thấy dầu hơi nóng thì đổ tỏi vào và khuấy đều chừng 5 phút (hoặc cho tới khi thấy tỏi vàng)
- Bước 4: Dùng rây lọc phần xác tỏi ra là bạn đã có 1 lọ tinh dầu tỏi để sử dụng
Với chia sẻ trên hy vọng bạn đã biết được đến công dụng tuyệt vời của dầu tỏi và có thể tự chuẩn bị chúng tại nhà với những nguyên liệu đơn giản và dễ tìm.
=> Xem thêm: Sữa Chua Hạt Điều Trái Cây Và Cách Làm Sữa Chua Tại Nhà?
Công Dụng Của Tinh Dầu Tỏi
Bạn có thắc mắc tại sao hiện nay tinh dầu tỏi ngày càng được nhiều người biết đến và sử dụng rộng rãi không? Cùng tìm hiểu tác dụng “thần kỳ” của tinh dầu tỏi để không bỏ lỡ một sản phẩm hữu ích này nhé.
Tinh dầu tỏi hỗ trợ điều trị mụn trứng cá
Hẳn mụn trứng cá chính là nỗi ám ảnh đối với mọi người. Các chuyên gia da liễu chỉ ra rằng nguyên nhân chủ yếu của việc xuất hiện mụn chính là do các bã nhờn trên da tích tụ lâu ngày có thể diễn biến nghiêm trọng trở thành các dạng mụn mủ, mụn viêm. Tinh dầu tỏi chính là giải pháp hữu hiệu cho tình trạng này, được biết trong tinh dầu tỏi có chứa thành phần khoáng chất kẽm dồi dào giúp điều hòa lượng bã nhờn tiết ra. Ngoài ra, khả năng chống viêm, diệt khuẩn tuyệt vời của tinh dầu tỏi cũng phần nào giảm sưng những nốt mụn, chống sẹo và chống nhiễm trùng.
=> Xem thêm: Dùng Tỏi Khử Mùi Hôi Chân Đơn Giản
Tinh dầu tỏi làm giảm đau nhức cơ bắp
Thường xuyên vận động mạnh hoặc ngồi quá nhiều khiến toàn thân bạn ê ẩm, đau nhức vậy thì hãy thử xoa bóp bằng tinh dầu tỏi, kết quả sẽ làm cho bạn phải bất ngờ. Tinh dầu tỏi mang tính ấm nóng khi kết hợp cùng với các loại dầu nền như: dầu nho, dầu hạnh nhân,… sẽ cải thiện đáng kể tình trạng đau nhức của bạn. Đặc biệt đối với chị em phụ nữ tới mùa rụng dâu khiến bụng dưới đau nhức cũng có thể áp dụng cách này để cảm thấy dễ chịu hơn.
=> Xem thêm: 5 Món Ngon Với Tỏi Bạn Không Nên Bỏ Lỡ
Tinh dầu tỏi hỗ trợ điều trị viêm tai giữa
Viêm tai giữa là dấu hiệu của giữa màn nhĩ bị nhiễm trùng gây sưng, nóng và chảy dịch mủ vàng. Viêm tai giữa diễn ra phổ biến ở lứa tuổi từ 6 – 36 tháng do cấu trúc tai chưa phát triển nên việc miễn dịch, chống vi khuẩn thâm nhập còn yếu. Viêm tai giữa khiến cho người bệnh cực kỳ khó chịu, cơn đau trong tai kéo dài và lây lan qua các dây thần kinh, đồng thời dịch mủ trong tai còn có một mùi hôi rất khó chịu. Bạn hoàn toàn có thể hạn chế tình trạng này bằng cách sử dụng tăm bông thấm dầu tỏi và vệ sinh tai bằng chiếc tăm bông đó. Đặc tính chống viêm của chất allicin có trong tinh dầu tỏi sẽ giúp bạn điều trị tình trạng bị nhiễm trùng.
=> Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Xông Bằng Tỏi Hiệu Quả Tốt Cho Sức Khỏe
Tinh dầu tỏi giúp chữa cảm, các bệnh về đường hô hấp
Tinh dầu tỏi có tính ấm, kháng viêm và ngăn ngừa sự thâm nhập của những loại vi rút gây bệnh nên rất tốt cho việc điều trị cảm lạnh, ho, các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Cách dùng rất đơn giản, bạn chỉ cần đun một nồi nước xông có lá chanh hoặc bạc hà sau đó nhỏ vài giọt tinh dầu tỏi vào để xông hơi. Hoặc nếu bạn bị ho dai dẳng bạn có thể trộn thuốc mỡ với tinh dầu tỏi và thoa đều lên ngực, bằng cách này sẽ giúp bạn giữ ấm cơ thể và hạn chế tình trạng ho của bạn.
=> Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Khử Mùi Tỏi Sau Khi Ăn Cực Kỳ Hiệu Quả
Chúng tôi là một thương hiệu chuyên sản xuất, thương mai và xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam. Chúng tôi có vùng trồng điều & nhà máy điều ở Bình Phước, trại nuôi ruồi lính đen ở Tây Ninh. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Công ty là: hạt điều, hạt điều nhân, ruồi lính đen,… từ Việt Nam.