Tỏi nếu biết cách sử dụng sẽ mang lại lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe. Tuy nhiên, tỏi cũng có độc tính đối với từng thể trạng cơ thể ví dụ như những người bị bệnh gan, bệnh về mắt, có tiền sử mắc bệnh huyết áp thấp,… thì lại không nên ăn tỏi vì có thể gây biến chứng làm trầm trọng hơn tình trạng của bệnh nhân. Vậy liệu trẻ em có ăn được tỏi không và ăn tỏi vào giai đoạn nào là tốt nhất? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tất tần tật những thắc mắc của bạn đối với vấn đề này.

=> Trả lời nhanh: Trẻ Em có thể ăn tỏi từ 8 – 9 tháng tuổi với liều lượng nhỏ vừa phải thì rất tốt cho sức khỏe của các em.

Tác Dụng Của Tỏi Đối Với Trẻ Em

Giá trị dinh dưỡng và công dụng trị bệnh của tỏi không cần phải bàn cãi gì nữa, nhưng liệu đối với trẻ em đối tượng đặc biệt có cơ thể chưa hoàn toàn phát triển và hệ miễn dịch thì tỏi có công dụng gì?

Tỏi có nhiều công dụng rất tích cực đối với trẻ em

Tỏi có rất nhiều công dụng tích cực đối với sức khỏe trẻ em

Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các bệnh về đường ruột

Hệ tiêu hóa của trẻ em chưa được hoàn thiện và rất yếu nên trẻ em hay bị mắc các bệnh về đường ruột như: tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng, trào ngược da dày… Tỏi vừa có công dụng hạn chế sự phát triển của các loài giun sán, vi khuẩn gây hại cho đường ruột vừa có công dụng cải thiện hệ tiêu hóa của trẻ. Do đó, bố mẹ nên bổ sung tỏi vào chế độ ăn của bé vừa có thể hỗ trợ điều trị các bệnh về tiêu hóa lại còn có thể phòng ngừa các loại bệnh này.

=> Xem thêm: 5 Cách Phân Biệt Tỏi Việt Nam và Tỏi Trung Quốc

Tỏi giúp các bé tăng sức khỏe hệ đường ruột đang phát triển

Tỏi giúp các bé tăng sức khỏe hệ đường ruột đang phát triển

Giảm các triệu chứng của viêm tai giữa

Trẻ em đặc biệt là những bé đang ở độ tuổi dưới 36 tháng tuổi rất dễ bị bệnh viêm tai giữa, sơ lược về căn bệnh này có thể hiểu là vi khuẩn gây viêm buồng tai giữa của bé khiến bé cảm thấy đau nhức và xuất hiện mủ hôi. Ba mẹ có thể sử dụng bông tăm thấm vào dầu tỏi và vệ sinh tai cho bé, việc làm này vừa sát khuẩn cho tai vừa làm giảm các triệu chứng đau nhức do viêm tai giữa gây ra.

=> Xem thêm: Tinh Dầu Tỏi Là Gì? Và Cách Làm Tinh Dầu Tỏi Tại Nhà

Điều trị cảm lạnh và ho

Căn bệnh này cực kỳ phổ biến ở trẻ nhỏ và không bé nào tránh được. Tỏi có tính nóng nên việc bổ sung tỏi cho bé giúp cơ thể bé ấm lên, từ đó có thể hỗ trợ điều trị các cơn cảm lạnh hoặc các triệu chứng bệnh liên quan đến hô hấp.

=> Xem thêm: 5 Món Ngon Với Tỏi Bạn Không Nên Bỏ Lỡ

Em Bé Bao Nhiêu Tháng Tuổi Thì Có Thể Ăn Được Tỏi?

Có thể thấy được rằng tỏi rất an toàn đối với bé, tuy nhiên ba mẹ cũng cần lưu ý liều lượng sử dụng để tránh những tác dụng phụ không mong muốn xảy ra.

Bổ sung tỏi từ khi bé còn trong bụng mẹ

Các mẹ bầu hoàn toàn có thể bổ sung các dưỡng chất từ tỏi cho bé ngay từ khi thiên thần nhỏ vẫn còn đang nằm trong bụng mẹ. Việc làm này cung cấp đủ dưỡng chất cho thai nhi và giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Các mẹ nếu không chịu được mùi tỏi sống thì có thể ăn các món ăn có tỏi hoặc các chế phẩm từ tỏi như tinh dầu tỏi chẳng hạn. Tuy nhiên, trước khi sử dụng để đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và bé đặc biệt là đối với những loại thực phẩm chức năng liên quan đến tỏi thì các mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Bổ sung tỏi cho bé trong thời gian bú sữa mẹ

Nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng tỏi vừa có công dụng bổ khí huyết, lưu thông kinh mạnh vừa hạ sữa, kích thích bé bú tốt hơn. Khi các mẹ ăn tỏi, dưỡng chất trong tỏi sẽ chuyển hóa vào sữa mẹ, do đó em bé cũng có thể hấp thụ các dưỡng chất này thông qua việc ti sữa mẹ. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng cần cân nhắc liều lượng sử dụng, vì khi sử dụng lượng lớn tỏi sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi cũng như phản tác dụng đối với sức khỏe.

Bổ sung tỏi vào thực đơn của bé

Bố mẹ hoàn toàn có thể bổ sung tỏi vào thực đơn của bé khi bé bắt đầu quá trình ăn dặm (8 – 9 tháng tuổi). Tuy nhiên, lúc mới bắt đầu chỉ nên cho bé sử dụng một lượng cực ít. Thứ nhất, mặc dù khá ít người bị dị ứng tỏi nhưng không phải là không có nên sau khi cho bé ăn tỏi nếu thấy dấu hiệu của dị ứng như: đầy bụng, đi ngoài, nổi mẩn, nôn,.. thì phải đưa bé đến bệnh viện ngay. Thứ hai, mùi tỏi khá nồng, mới đầu có thể bé sẽ không quen nên nếu cho quá nhiều có thể gây ra tình trạng biếng ăn ở trẻ. Đối với trẻ dưới 2 tuổi bạn chỉ cần tập cho bé quen mùi vị của tỏi. Còn những bé trên 2 tuổi thì tốt nhất ba mẹ nên tập cho bé ăn được tỏi, vì tỏi thực sự rất tốt cho sức khỏe

=> Xem thêm: 5 Món Ngon Với Tỏi Bạn Không Nên Bỏ Lỡ

Lưu Ý Về Cách Chế Biến Tỏi Cho Trẻ Khi Sử Dụng

Tỏi sống có mùi vị rất nồng đến người lớn còn có thể không thích nên đối với bé tốt nhất bạn nên chế biến trước khi cho bé ăn. Tỏi tươi được khuyên dùng cho bé hơn vì chất lượng và nhiều dưỡng chất, bạn nên băm nhỏ tỏi và giữ khoảng 10 phút trước khi chế biến cho bé. Nguyên nhân là trong tỏi có chỉ có alliin, chất này sau khi chịu tác động vật lý (băm nhỏ, đập dập) thì mới chuyển hóa thành allicin – hợp chất cực kỳ quan trọng, tạo nên công dụng trị bệnh của tỏi. Có một lưu ý nhỏ là mẹ không nên đưa nguyên tép tỏi cho bé chơi vì tép tỏi rất trơn và nhỏ bé có thể nhét vào miệng khiến bé bị hóc, rất nguy hiểm.