Tỏi là một loại gia vị rất quen thuộc với người Châu Á đặc biệt là Việt Nam. Tỏi góp phần làm cho món ăn thêm dậy mùi và hấp dẫn hơn. Ví dụ như món nước mắm của người Việt không thể thiếu tỏi và ớt. Không chỉ đơn thuần là một loại thực phẩm, từ ngày xưa khi y học còn chưa phát triển con người ta đã biết sử dụng tỏi để trị một số loại bệnh. Do đó, trong đông y tỏi được xem là một loại thuốc rất hữu hiệu lại dễ kiếm. Hãy cùng tìm hiểu công dụng trị bệnh của tỏi để áp dụng bạn nhé.

Củ Tỏi Trong Y Học Cổ Truyền

Có thông tin cho rằng, trong suốt quá trình xây dựng Kim Tự Tháp, người Ai Cập đã nhai tỏi sống nhằm mục đích tăng cường hệ miễn dịch và chống lại một số loại vi khuẩn gây ra các loại bệnh cảm, cúm thông thường. Trong cuốn sách “Thuốc ở quanh ta” đã ghi nhận rằng củ tỏi là một loại thảo dược cực kỳ có lợi cho sức khỏe. Chủ yếu là vì trong tỏi có chứa chất allicin – loại chất này xuất hiện khi tỏi còn sống và chịu tác động vật lý. Đây cũng là nguyên nhân bạn nên đập dập tỏi trước khi chế biến. Hoạt chất này có tác dụng kháng viêm, ngăn cản sự thâm nhập của một số loại vi rút, trị giun, tăng cường hệ miễn dịch.

=> Xem thêm: 5 Món Ngon Với Tỏi Bạn Không Nên Bỏ Lỡ

Trong đông y tỏi còn có tên gọi là đại toán, có vị cay và mang tính ôn (ấm) đi vào hai kinh tỳ vị. Do đó, tỏi đặc biệt tốt trong việc điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Ngoài ra tỏi còn có công dụng phòng tránh nhiễm khuẩn dạ dày, phòng ngừa các bệnh về tim mạch, làm chậm tiến trình lão hóa, dưỡng nhan ích thọ, giải độc nicotin. Các bài thuốc dân gian chữa bệnh nấm tóc, nấm da đầu, sốt rét cũng thường có sự xuất hiện của một loại thuốc quen thuộc mang tên tỏi.

Một Số Bài Thuốc Dân Gian Chữa Bệnh Từ Củ Tỏi

Tỏi giúp phòng, chống, hỗ trợ điều trị cảm lạnh:

Tính ấm và tính kháng khuẩn có trong tỏi sẽ ngay lập tức làm giảm những triệu chứng của bệnh cảm mạo thường bị mắc phải do thời tiết thay đổi.

  • Cách 1: Tỏi bóc vỏ và rửa sạch, sau đó xay nhuyễn và chắt lấy nước cốt. Pha thêm nước với tỷ lệ 10 phần nước, 1 phần nước cốt tỏi. Mỗi ngày bạn nhỏ vài giọt hỗn hợp này vào mũi 3 – 4 lần, triệu chứng cảm sốt của bạn sẽ đỡ ngay. Bạn lưu ý cách này không nên pha quá đặc cốt tỏi nếu không có thể khiến da bạn bị nóng, bỏng.
  • Cách 2: Phòng chống cảm mạo bằng tỏi, gừng và giấm ăn. Bạn chuẩn bị 100g gừng, 100g tỏi. Tỏi và gừng sau khi làm sạch, bạn đem thái thành lát mỏng rồi cho vào lọ thủy tinh và ngâm với giấm. Sau chừng 30 ngày thì có thể uống, mỗi ngày chỉ nên uống khoảng 10ml sau bữa ăn. Việc này không chỉ phòng ngừa cảm cúm mà còn tăng sức đề kháng cho cơ thể.

=> Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Khử Mùi Tỏi Sau Khi Ăn Cực Kỳ Hiệu Quả

Tỏi còn có công dụng phòng tránh nhiễm khuẩn dạ dày, phòng ngừa các bệnh về tim mạch, làm chậm tiến trình lão hóa, dưỡng nhan ích thọ, giải độc nicotin.

Tỏi còn có công dụng phòng tránh nhiễm khuẩn dạ dày, phòng ngừa các bệnh về tim mạch, làm chậm tiến trình lão hóa, dưỡng nhan ích thọ, giải độc nicotin…

Tỏi giúp chữa bệnh lỵ:

Bạn tiến hành sắc 5 củ tỏi với 20 gram củ cải đường với lượng nước vừa phải và dùng hàng ngày. Tỏi giúp chữa bệnh ho gà: Tỏi được biết đến là rất tốt cho việc điều trị các loại bệnh liên quan đến đường hô hấp. Dưới đây là cách trị bệnh ho gà bằng tỏi

  • Cách 1: Chuẩn bị 30g tỏi bóc vỏ rửa sạch (nên chọn loại tỏi có vỏ ngoài máu hơi tím) sau đó gĩa nát rồi thêm 250ml nước vào đun sôi. Để ngâm tỏi trong nước khoảng vài giờ đồng hồ sau đó thêm vào 1 chút đường phèn cho dễ uống. Đối với trẻ em dưới 3 tuổi mỗi lần uống nửa thìa cà phê, trẻ em trên 3 tuổi mỗi lần uống 1 thìa cà phê. ngày uống 3 lần.
  • Cách 2: Cắt nhỏ 1 củ tỏi tía, thêm vào một chút vỏ quýt xé nhỏ, trộn với một chút nước và xíu mật ong. Bỏ hỗn hợp lên hấp cách thủy và uống ngày 2 – 3 lần

Tỏi chữa chảy máu cam

Nếu người thân của bạn chẳng may bị chảy máu cam thì cũng đừng vội hoảng. Trước mắt bạn cho bệnh nhân nằm ổn định ngửa cao mũi, sau đó đi lấy ngay vài tép tỏi đập dập rồi đắp vào lòng bạn tay của bệnh nhân. Nếu chảy máu mũi trái thì đắp vào tay phải và ngược lại chảy máu mũi phải thì đắp vào bên trái. Nếu chảy cả hai bên mũi thì đắp tỏi vào cả hai tay. Chỉ với cách đơn giản này máu sẽ ngừng chảy ngay thôi.

Tỏi trị các loại giun đũa, giun kim

Tỏi được xem là đại kỵ với các loại giun sán, mỗi ngày bạn ăn 1 – 2 tép tỏi sống sẽ khiến cho những loại giun này biến mất ngay. Hoặc nếu tỏi sống quá khó ăn bạn có thể nấu 25g tỏi với 1 lít nước, nấu sôi và để nguội. Mỗi ngày uống 30ml cũng có công dụng tẩy giun tương tự như ăn tỏi sống.

Tỏi giúp chống rụng tóc

Nếu rụng tóc trở thành nỗi ám ảnh của bạn, thì đừng lo bạn chỉ cần xay nhuyễn tỏi cho đến khi được một hỗn hợp sệt sệt giống cháo. Lấy hỗn hợp này bôi đều lên chân tóc và massage nhẹ nhàng. Giữ nguyên hỗn hợp trên da đầu khoảng chừng 30 phút rồi dùng dầu gội và dầu xả như bình thường. Làm cách này liên tục trong vòng 2 tuần mỗi tuần 3 – 4 lần rồi tạm ngừng 1 tuần sau đó lại tiếp tục cho đến khi thấy tình trạng rụng tóc ngưng hẳn. Lưu ý, mùi tỏi khá nồng nên có thể khiến tóc bạn có mùi hơi khó chịu nên bạn hãy gội lại thật sạch để mùi tỏi bay hết bạn nhé.

=> Xem thêm: 5 Món Ngon Với Tỏi Bạn Không Nên Bỏ Lỡ

Trên đây là một vài bài thuốc dân gian rất hữu ích từ tỏi. Hy vọng sau khi tham khảo bài viết bạn sẽ có hướng xử lý khi gặp phải các tình huống trên. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiến hành bạn nhé.