Cá tra là loài cá được nuôi nhiều ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nó thuộc bộ cá da trơn hay cá nheo (với tên khoa học là siluriformes). Thịt cá tra rất dày, chắc thịt và có vị ngọt béo nên rất được mọi ngượi yêu thích. Thế nhưng rất ít người trong chúng ta mua cá tra nguyên con, hầu hết người tiêu dùng lại thích mua phi lê cá tra được cắt và đóng gói gọn gàng. Để làm cho phần phi lê trông hấp dẫn đối với người tiêu dùng, phần nội tạng của cá luôn được cắt bỏ bớt vì nó kém hấp dẫn hơn phần phi lê cá. Tuy nhiên, phần cắt bỏ đặc biệt là phần bao tử của cá tra này cũng rất ngon và có giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Vậy bạn đã từng ăn qua bao tử của cá chưa? Ăn bao tử cá có tốt không? Và cách chế biến bao tử cá như thế nào? Bạn hãy cùng Kimmy Farm tìm hiểu những thông tinh bổ ích này nhé!
Bao Tử Cá Tra Là Gì?
Cá tra là món ăn yêu thích của nhiều người vì thịt cá béo, ngọt, thơm ngon. Nghĩ đến cá tra mọi người thường nghĩ ngay đến những miếng cá trơn mượt hay những miếng cá phi lê trắng muốt. Thế nhưng, không chỉ có phần thịt cá thơm ngon mà còn phần bao tử của cá tra cũng rất được lòng của người tiêu dùng. Bao tử cá là phần dà dày của cá, nó chính là nơi tiếp nhận và chứa thức ăn mà cá ăn vào.
=> Xem thêm: Bao Tử Cá Tra Đông Lạnh Chất Lượng Cao Xuất Khẩu
Giá Trị Dinh Dưỡng Của Bao Tử Cá Tra
Bao tử của cá tra có nhiều đạm, ít chất béo, ít cholesterol, calo thấp nhưng lại chứa nhiều hàm lượng protein. Hơn nữa bao tử cá cũng chứa nhiều các chất dinh dưỡng bao gồm:
- DHA (Docosa Hexaenoic Acid) là acid béo không no thuộc nhóm acid béo Omega 3 cần thiết mà cơ thể bổ sung mỗi ngày.
- EPA (Eicosapentaenoic Axit) thuộc nhóm Omega 3 có tác dụng chính là thanh lọc máu, giúp cho tuần hoàn máu được thông thoáng để làm giảm tình trạng xơ vữa động mạch.
- Các khoáng chất vi lượng như: các loại vitamin E, vitamin B1, vitamin A, vitamin K,.. Các dưỡng chất này giúp cho cơ thể phát triển não bộ, hỗ trợ tim mạch, ngừa bệnh hen suyễn ở trẻ, mắt sáng và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
=> Xem thêm: Giá Trị Dinh Dưỡng Của Thịt Cá Tra
Cách Chọn Bao Tử Cá Tra Ngon
Bạn nên mua bao tử cá tra tại các siêu thị uy tín, đáng tin cậy, và có giấy an toàn vệ sinh thực phẩm. Khi mua, bao tử cá tra phải có màu hồng tươi, còn chất nhờn, và không có mùi hôi. Sử dụng cá tươi của bạn trong vòng hai ngày hoặc cho vào tủ đông. Khi bạn sẵn sàng sử dụng bao tử cá tra đông lạnh, hãy rã đông trong tủ lạnh (không bao giờ để ở nhiệt độ phòng sẽ làm giảm độ tươi ngon của bao tử cá đấy). Bao tử cá tra nếu chưa dùng tới bạn có thể rửa sạch và để trong ngăn đá tủ lạnh từ 0 – 4°C để bảo quản tốt hơn.
=> Xem thêm: Phi Lê Cá Tra Là Gì? Và Các Loại Cá Tra Phi Lê Ở Việt Nam
Cách Làm Sạch Bao Tử Cá Tra
Việc sơ chế, làm sạch bao tử cá tra trước khi chế biến rất quan trọng. Bởi vì sơ chế không sạch sẽ làm mất đi hương vị thơm ngon của món ăn và sẽ không đảm bảo đủ dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Người tiêu dùng có thể sơ chế bằng cách rửa sạch và bóp với nước muối pha loãng. Sau đó, lộn ngược mặt trong của bao tử cá tra ra ngoài, tiếp tục rửa bóp với muối, hoặc nước chanh pha loãng cho hết nhớt rồi trụng sơ qua nước sôi (bạn có thể cho thêm muối và chanh vào nước trụng). Cuối cùng rửa lại bằng nước sạch một lần nữa để loại bỏ mùi tanh của bao tử cá tra. Ngoài ra có một mẹo nhỏ giúp cho bao tử cá của bạn được giòn hơn là khi rửa lại với nước sạch bạn hãy bỏ bao tử cá vào một tô đá lạnh để giữ độ giòn của bao tử cá tra.
=> Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Sơ Chế và Bảo Quản Cá Tra Tươi Ở Nhà
Các Món Được Chế Biến Từ Bao Tử Cá Tra
Bao tử cá tra tuy nhỏ nhưng lại được chế biến thành nhiều món ngon và hấp dẫn. Nó mang đến cho cơ thể một hàm lượng chất dinh dưỡng dồi dào. Bạn có thể chế biến bao tử cá thành nhiều món ăn cho gia đình nhỏ của mình như: bao tử xào chua ngọt, bao tử cá tra xào cải chua, chiên giòn, xào nghệ, xào sa tế, xào với mướp, và dùng để nấu các món canh chua chuẩn vị quê nhà.
=> Xem thêm: Người Lớn Tuổi Có Nên Ăn Cá Tra Mỗi Ngày Không?
Lưu Ý Khi Dùng Các Loại Nội Tạng Của Cá
Trong quá trình mổ cá, tất cả loại mật của các con vật đều không nên ăn, bao gồm cả mật cá. Đây chính là nơi cung cấp các men, enzim đồng thời cũng chứa rất nhiều độc tố. Khi ăn phải bạn có thể bị trúng độc từ mật cá mang lại. Những người bị trúng độc sau khi ăn hoặc uống mật cá thường sẽ có các biểu hiện như: đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, mệt mỏi, phản ứng chậm, mắt vàng, tiểu ít, chân phù, co giật… Nếu không cấp cứu kịp thời, người bệnh sẽ tử vong chính vì thế bạn cần chú ý để đảm bảo khi sơ chế cá tra.
=> Xem thêm: Bà Bầu Ăn Cá Tra Được Không? Ăn Bao Nhiêu Là Tốt?
Bạn cần hạn chế việc ăn ruột cá kỹ càng vì cá sống dưới nước và ăn rất nhiều loại chất tạp bẩn. Các tạp chất này sẽ đi qua miệng và nằm lại trong ruột cá. Ruột cá rất có khả năng bị nhiễm ký sinh trùng, trứng sán, trứng giun, đặc biệt là giun xoắn. Loài giun này thường cuộn chặt trong ruột cá, chúng tạo thành các ổ tròn có đường kính nhỏ không màu hoặc các ấu trùng màu đỏ rất khó để chúng ta phát hiện bằng mắt. Do đó, ruột cá chính là bộ phận bẩn nhất của cá, bạn phải căn nhắc thật kỹ trước khi chế biến ruột cá thành các món ăn nha. Đây chính là nguyên nhân chính khiến cá dễ bị thối và ươn nhanh khinh ruột cá bị vỡ.
Chúng tôi là một thương hiệu chuyên sản xuất, thương mai và xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam. Chúng tôi có vùng trồng điều & nhà máy điều ở Bình Phước, trại nuôi ruồi lính đen ở Tây Ninh. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Công ty là: hạt điều, hạt điều nhân, ruồi lính đen,… từ Việt Nam.