Nhiều trường hợp khi tiếp xúc trực tiếp với tỏi xong da bạn có thể cảm nhận được những cảm giác như sưng tấy, đau rát rất khó chịu, tương tự như trường hợp bạn tiếp xúc với ớt. Thực tế, đây là hiện tượng bị bỏng tỏi, da của bạn đã bị tổn thương khi tiếp xúc với tỏi quá lâu. Vậy làm thế nào để hạn chế bị bỏng tỏi và liệu có cách nào giúp xoa dịu làn da sau khi bị bỏng không. Bài viết này sẽ cho bạn câu trả lời thích đáng.

Nguyên Nhân Bị Bỏng Tỏi

Với đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn nên tỏi còn được biết đến với công dụng làm đẹp, trị mụn rất hiệu quả. Tuy nhiên, nếu không biết cách có thể khiến cho da bị tổn thương nghiêm trọng, nóng rát. Hiện tượng này gọi là hiện tượng bỏng hóa học. Nguyên nhân chủ yếu gây bỏng da là các hợp chất diallyl disulfide có trong tỏi, hợp chất này gây kích ứng cho da rất mạnh đặc biệt là đối với những làn da nhạy cảm. Nếu chất này tiếp xúc với vết thương hở, xước còn khiến cho do da gặp phải tình trạng quá mẫn dẫn tới bị viêm da tiếp xúc. Hiện tượng này, khiến cho bạn thấy đau rát, vùng da bị nóng ran cực kỳ khó chịu. Nếu không xử lý kịp thời còn có thể khiến bệnh nhân bị viêm da, nhiễm trùng da nghiêm trọng, cực kỳ nguy hiểm.

=> Xem thêm: 5 Cách Phân Biệt Tỏi Việt Nam và Tỏi Trung Quốc

Các hợp chất diallyl disulfide có trong tỏi có gây kích ứng cho da rất mạnh đặc biệt là đối với những làn da nhạy cảm.

Các hợp chất diallyl disulfide có trong tỏi có gây kích ứng cho da rất mạnh đặc biệt là đối với những làn da nhạy cảm.

Các Bước Xử Lý Khi Bị Bỏng Tỏi

Bước 1: Xoa dịu vết bỏng bằng cách làm mát

Xử lý các vết bỏng thông thường bước đầu tiên là bạn phải làm dịu vết bỏng để giảm cảm giác đau rát và cũng tránh vết bỏng bị lan rộng. Bạn sử dụng nước mát chừng 20 – 26 độ C để xả liên tục vào vết bỏng hoặc bạn có thể dùng khăn nhúng vào nước mát để chườm lên da. Khi bị bỏng làn da của bạn sẽ bị căng và mỏng hơn bình thường nên quá trình làm dịu da không nên diễn ra quá lâu mà bạn có thể ngắt quãng mỗi lần 1 – 2 phút và lặp lại liên tục. Ngoài ra bạn tuyệt đối không được sử dụng nước đá lạnh hoặc đá lạnh để làm mát da khi bị bỏng vì có thể khiến bạn bị bỏng lạnh, làm trầm trọng hơn tình trạng da.

=> Xem thêm: Tác Dụng Của Tỏi Trong Y Học Cổ Truyền

Lải làm dịu vết bỏng để giảm cảm giác đau rát do tỏi bằng cách dụng nước mát chừng 20 – 26 độ C

Làm dịu vết bỏng để giảm cảm giác đau rát do tỏi bằng cách dụng nước mát chừng 20 – 26 độ C

Bước 2: Rửa sạch vết bỏng bằng nước muối sinh lý

Sau khi vết bỏng đã dịu bớt bạn rửa sạch vùng da bị bỏng bằng nước muối sinh lý để không bị vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng da, đẩy nhanh quá trình điều trị

Bước 3: Trị bỏng bằng nguyên liệu thiên nhiên tại nhà

Sau khi hoàn thành hai bước trên, bạn phải sử dụng thuốc đặc trị bỏng như thuốc mỡ bôi lên bề mặt da để điều trị vết bỏng. Nhưng nếu ở nhà không có thuốc mỡ thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng các loại dược phẩm thiên nhiên dưới đây:

  • Trị bỏng bằng lá bỏng: Bạn lấy 2 – 3 lá bỏng tươi đem đi rửa sạch rồi giã thật nát. Đắp hỗn hợp này nên vùng da bị bỏng và để yên khoảng 30 phút. Thực hiện việc này liên tục cho tới khi vết bỏng lành hẳn.
  • Trị bỏng bằng nghệ tươi: Nghệ tươi bạn gọt vỏ rồi rửa sạch với nước và đem giã nát. Đắp nghệ lên vùng da bị bỏng. Cách làm này vừa trị bỏng hiệu quả vừa không để lại vết sẹo bỏng sau khi lành. Bạn cũng áp dụng cách này liên tục đến khi vết bỏng mờ hẳn sẹo.
  • Trị bỏng bằng lô hội: Gel của lô hội (nha đam) có thể giúp trị bỏng hiệu quả. Tuy nhiên, bạn lưu ý khi lấy gel lô hội phải gọt vỏ thật sạch nếu không nhựa lô hội có thể khiến bạn bị ngứa. Bạn đắp gel lên vùng da bị bỏng chừng 10 – 15 phút, sử dụng hàng ngày cho đến khi vết bỏng lành hẳn.

Hiện tượng bỏng hóa học do tỏi nếu ở mức độ nhẹ chỉ rát da, đỏ nóng thì bạn hoàn toàn có thể tự xử lý tại nhà theo hướng dẫn bên trên. Nhưng nếu tình trạng bỏng nặng hơn, ngoài cảm giác đau rát còn thấy bên mặt da bị sưng tấy và xuất hiện các nốt bọng nước thì bạn nên đi đến những cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời

=> Xem thêm: Tỏi Nướng Món Ăn Thần Kỳ Cho Sức Khỏe Của Chúng Ta

Làm Sao Để Hạn Chế Bị Bỏng Rát Khi Dùng Tỏi

Việc bóc tỏi với số lượng nhiều và tần suất cao khiến đầu ngón tay bạn nóng rát, đau nhức rất khó chịu. Để hạn chế tình trạng này, bạn chỉ cần tránh tiếp xúc trực tiếp với tỏi là được. Mỗi khi bóc tỏi bạn hãy chuẩn bị găng tay ni lông, nếu loại găng tay này gây trở ngại cho việc bóc tỏi bạn cũng có thể tìm mua các loại găng tay cao su y tế để sử dụng. Hoặc bạn có thể sử dụng các phương pháp bóc tỏi không cần sử dụng tay quá nhiều hoặc sử dụng các công cụ hỗ trợ bóc như miếng cao su bóc tỏi chẳng hạn.

Còn đối với phương pháp làm đẹp bằng tỏi, chúng tôi khuyến khích bạn thử trước khi sử dụng bằng cách đắp một chút tỏi lên vùng da nhạy cảm như dưới cằm, nếu thấy da bạn bị kích ứng thì không nên sử dụng tỏi nữa. Một lưu ý nữa là bạn không nên sử dụng tỏi quá thường xuyên, 1 tuần chỉ nên sử dụng tỏi như mặt là 2 – 3 lần, không giữ tỏi trên bề mặt da quá lâu chỉ khoảng 5 – 10 phút là bạn nên rửa sạch lại bằng nước. Ngoài ra với những vết thương hở bạn tuyệt đối không nên đắp tỏi lên.

=> Xem thêm: Hướng Dẫn Mẹo Bóc Tỏi Cực Kỳ Nhanh Mà Không Hôi Tay

Bóc tỏi bằng máy xay sinh tố cực kỳ đơn giản không lo bỏng tay

Bóc tỏi bằng máy xay sinh tố cực kỳ đơn giản không lo bỏng tay – Kimmy Farm Vietnam