Chitosan được sử dụng rất nhiều trong xử lý nước thải, chúng được sử dụng như một chất hấp phụ các chất ô nhiễm có trong nước thải. Có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới nghiên cứu chitosan để xử lý nước thải và cho thấy nhiều kết qua tích cực. Hiện nay các giải pháp xử lý nước thải dựa trên Chitosan đã được tin dùng trên khắp thế giới trong việc giảm độ đục và loại bỏ các chất gây ô nhiễm không mong muốn trong nước. Chúng được sử dụng như liệu pháp khôi phục các nguồn nước ô nhiễm của đập thủy điện, kênh dẫn nước mưa, sông suối bị ô nhiễm.

Chitosan Sử Dụng Để Xử Lý Nước

Cụ thể là Chitosan có khả năng hấp thụ sinh học rất cao, chúng có thể hấp phụ được rất nhiều chất ô nhiễm, vật liệu tổng hợp và các chất độc hại từ nguồn nước thải như: ion kim loại nặng, thuốc trừ sâu organochloride, chất rắn lơ lửng, độ đục, các chất oxy hóa hữu cơ, tạp chất béo và dầu hoặc thuốc nhuộm nước thải dệt nhuộm, BOD, COD, dầu mỡ, kim loại nặng, phenol và các hợp chất phenol…bằng phản ứng kết tủa. Ngoài ra chitosan không chứa Acrylamide và có thể phân hủy sinh học 100% thông qua hoạt động của enzym, nên sau khi sử dụng chúng đảm bảo không có sự tích tụ sinh học sau khi xử lý.

Hiện này ở Việt nam, Chitosan ứng dụng rất nhiều trong xử lý môi trường như loại bỏ kim loại nặng, chất hữu cơ bằng keo tụ trong nhiều ngàng công nghiệp nặng. Ngoài ra nó còn thu hồi nhiều kim loại quý hiếm, chất thải phóng xạ nên được ứng dụng rộng rãi vì có giá trị kinh tế cao. Chitosan giúp giảm độ đục của nước thải ngành công nghiệp bằng việc kết tụ các hợp chất hữu cơ. Sau một số công đoạn sấy, tiệt trùng, lượng protein được dùng làm thức ăn cho gia súc. Chitosan còn có khả năng điều hòa bùn thải, phân hủy sinh học bùn trong môi trường và giảm chi phí tách nước bằng phương pháp ly tâm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *