Nước ta là nước trồng rất nhiều cây cao su. Vùng trồng cây cao su nhiều nhất là ở miền Đông Nam Bộ (46,4 %), chủ yếu là Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Vũng Tàu. Cao su loài cây thân gỗ, có thể cao tới trên 30m. Nhựa hay mủ màu trắng có trong các mạch ở vỏ cây. Cây đạt độ tuổi 5-6 năm thì người ta bắt đầu thu hoạch mủ, sau 25 – 30 năm người ta sẽ chặt cây cao su để trồng mới. Chính vì vậy ở Bình Phước ngoài gỗ cây điều luôn có một lượng lớn gỗ cây cao su được dùng chủ yếu trong sản xuất đồ mộc gia dụng, như bàn ghế, kệ tủ… Phần lớn gỗ cây cao su hiện này có giá rất tốt có khi gỗ cây cao su được bán rất phổ biến ở vùng trồng đồn diền cây cao su Bình Phước.

Gỗ Cây Cao Su Là Loại Gỗ Ra Sao?

Gỗ cao su (tên gọi khác: Pará có tên khoa học là Hevea brasiliensis) là một loại gỗ cứng Có nguồn gốc từ Brazil, nhưng được trồng rộng rãi ở các vùng nhiệt đới, đặc biệt là ở châu Á, thường cây cao sư được trồng tập trung với mật độ cao tại đồn điền cao su. Gỗ cao su được cho  là một loại gỗ “thân thiện” với môi trường.  Vì sau 25 – 30 năm, sản lượng mủ của cây cao su trở nên rất thấp nên do đó cây thường bị chặt để lấy gỗ. Gỗ cây cao su được tận dụng các từ cây cao su lớn tuổi tại đồn điền cao su và chúng đã được lấy mủ trong nhiều năm.

  • Tên thông dụng: Gỗ cao su, gỗ cứng cao su
  • Tên khoa học: Hevea brasiliensis
  • Phân bố: Có nguồn gốc từ Brazil, nhưng được trồng rộng rãi ở các vùng nhiệt đới, đặc biệt là ở châu Á
  • Ứng dụng: Các ứng dụng phổ biến nhất của gỗ cao su bao gồm đồ nội thất, đồ chơi và phụ kiện nhà bếp. Giống như tất cả các loại gỗ cứng, gỗ cao su có chất lượng ở các mức độ khác nhau.

Các Đặc Điểm Nhận Biết Của Gỗ Cây Cao Su Ra Sao?

Gỗ cao su thuộc nhóm VII, là nhóm gỗ cứng, trọng lượng nhẹ, sức chịu đựng khá kém và dễ bị mối, mục nên thời gian trước không được ưa chuộng. Trước đây gỗ cây cao su thường chỉ để làm củi đốt, tuy nhiên hiện nay gỗ cao su đang là mặt hàng có giá trị cao trong ngành nội thất, giá trị của gỗ cao su ngày càng tăng vì sự hiện diện rộng rãi và đa dạng của loại gỗ này trong các sản phẩm nội thất gỗ, trang trí … Ưu điểm của gỗ cao su là thớ dày, dễ dàng kiểm soát quá trình sấy trong lò.

Nhận biết đặc điểm gỗ cây cao su bao gồm:

  • Độ cứng: gỗ cao su là dạng gỗ cứng, độ cứng là 4350 N
  • Màu sắc: màu kem nhạt đến màu rám vàng trung bình, đôi khi có những vệt màu nâu trung bình. Tâm gỗ có màu kem nhạt, hoặc  thường có màu hồng phớt khi còn tươi. Gỗ sẫm lại khi khô có màu vàng rơm nhạt hoặc nâu nhạt.
  • Vân gỗ: phần gỗ bên ngoài có ít khác biệt tâm gỗ. Màu có xu hướng hơi tối hơn theo độ tuổi của cây.
  • Nguồn cung: Nguồn nguyên liệu dồi dào, ổn định.
  • Giá thành: Gỗ cao su có giá thành cạnh tranh so với các loại nguyên liệu gỗ khác.
  • Kích thước cây: Cao 75-100 ft (23-30 m), đường kính thân 1-3 ft (0,3-1 m)
  • Trọng lượng khô trung bình: 37 lbs / ft3 (595 kg / m3)
  • Trọng lượng riêng (Cơ bản, 12% MC): .49, .59
  • Độ cứng Janka: 960 lbf (~ 4350 N)
  • Modulus của Rupture: 10.420 lbf / in2 (71,9 MPa)
  • Mô-đun đàn hồi: 1.314.000lbf / in2 (9,07 GPa)
  • Sức mạnh nghiền: 6.110 lbf / in2 (42.1 MPa)
  • Độ co: Bán kính 2,3%, Tiếp tuyến 5,1%, Thể tích 7,5%, Tỷ lệ T/R: 2,2.

Ưu điểm nổi bật của gỗ cao su:

Các ưu điểm của gỗ cao su là thớ dày, dễ dàng kiểm soát quá trình sấy trong lò. Điều này làm cho dễ dàng sử dụng cho đồ nội thất nhà bếp. Tuy nhiên, gỗ cao su không thích hợp để sử dụng ngoài trời. Hơn nữa, gỗ cao su được chào mời so với các loại gỗ khác vì về cơ bản nó là gỗ tái chế nên thân thiện với môi trường hơn.

  • Giá Thành rẻ: Giá thành của gỗ cao su là rẻ hơn so với những loại gỗ cứng khác, phù hợp với nhiều dòng sản phẩm nội thất giá rẻ.
  • Độ bền cao: Sau khi xử lý – Gỗ cao su được đánh giá là có độ bền cao, dẻo dai, dễ dàng sử lý để giúp chống lại không bị mối, mọt… chống nước và chống ẩm cực tốt trong nhiều điều kiện khác nhau.
  • Độ dẻo dai tốt: Độ dẻo dai và cứng cáp, có thể uốn cong hay thẳng mà không bị gãy nứt. Được như vậy là nhờ là tính đàn hồi tự nhiên của gỗ.
  • Phù hợp nhiều dòng sản phẩm: làm nội thất phòng bếp, phòng ngủ, phòng làm việc, ốp sàn, tường…
  • Thân thiện với môi trường: có thể chống lại ảnh hưởng của tàn thuốc lá, các vật liệu dễ cháy. Trong trường hợp rủi ro gặp hỏa hoạn thì sàn gỗ cao su cũng không thải các chất độc hại ra môi trường.

Nhược điểm cần biết của gỗ cao su:

Nhược điểm Thuộc dòng gỗ giá rẻ nên không phù hợp làm các sản phẩm nội thất sang trọng Là nhiều phôi gỗ cao su ghép lại thành ván ghép nên ít đồng bộ về màu sắc. Tuy nhiên điều này hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng của tấm ván. Nhược điểm của gỗ cao su có thể nói đây là loại gỗ có tuổi thọ không cao so với các dòng gỗ tự nhiên khác. Tính chất gỗ nhẹ, không cứng chắc như nhiều loại gỗ quý hiếm. Vân gỗ sở hữu màu vàng sáng tự nhiên không quá phù hợp với các thiết kế không gian cổ điển hoặc truyền thống.

Sản Phẩm Từ Gỗ Cây Cao Su

Gỗ cao su ghép thanh:

Gỗ cao su ghép thanh là loại ván gỗ được sản xuất từ việc ghép các thanh gỗ cao su tự nhiên với nhau bằng các công nghệ hiện đại, tạo nên một tấm gỗ có kích thước lớn. Những thanh gỗ nhỏ được xử lí tẩm sấy nghiêm ngặt trên dây chuyền hiện đại để loại bỏ hết các tác nhân có hại như mối mọt, ẩm mốc. Sau đó gỗ được cưa, bào, phay, ghép, chà, ép, phủ sơn để tạo nên thành phẩm là gỗ ghép thanh nguyên tấm.

Các loại gỗ cao su ghép thanh bao gồm:

  • Gỗ cao su ghép song song
  • Gỗ cao su ghép nối đầu Finger
  • Gỗ cao su ghép cạnh
  • Gỗ cao su ghép giác
  • Gổ cao su ghép phủ venner

Tiêu chí kỹ thuật cơ bản gỗ cao su ghép thanh thường thấy:

  • Độ ẩm: từ 8 – 12% (tối đa)
  • Keo tiêu chuẩn quốc tế: F4
  • Kích thước: một tấm gỗ cao su theo tiêu chuẩn là 1220mm x 2440mm
  • Độ dày gỗ cao su ghép: 5mm, 7mm, 8mm, 10mm, 14mm, 15mm, 16mm, 17mm, 18mm, 20mm, 24mm.

Sàn gỗ cao su:

Sàn gỗ cao su là loại sản đang ngày càng được ưa chuộng trên thị trường. Sàn gỗ được làm từ cây gỗ cao su trồng lấy mủ. Sau 30 năm khai thác lấy mủ thì cây cao su đã già không còn năng xuất cho ra mủ, cây sẽ được thanh lý và từ đó gỗ cao su được khai thác làm sàn gỗ tự nhiên.

  • Đặc tính của sàn gỗ cao su: Liên kết thành phần gỗ đặc biệt đã được xử lý không ngậm nước không thấm nước trong mọi điều kiện. Sản phẩm có độ dẻo dai độc đáo có thể bị uốn cong và trả lại trạng thái chuẩn không bị nứt sàn vỡ sàn. Đặc tính gỗ lâu năm nhưng có độ mềm mại tạo cảm giác dễ chịu đích thực của sàn gỗ.
  • Màu sắc của sàn gỗ cao su: Màu sắc của sàn gỗ cao su rất đa dạng từ hơi sáng đến màu nâu sẫm thích hợp cho những kiểu không gian phòng khách hoặc phòng ngủ. Bên cạnh màu sắc tự nhiên của gỗ cao su thì sàn gỗ cao su còn được phủ lên một lớp UV nhằm tạo lớp nhẵn bóng, làm cho vân gỗ hiện ra rõ nét hơn.

Bàn làm việc gỗ cao su:

Gỗ cao su được dùng để làm bà thường là các loại gỗ cao su lấy từ cây đã khai thác hết mũ nên chúng có những đặc điểm sau: gỗ khá cứng, thứa gỗ chặt, giảm thiểu tình trạng cong vênh, mối mọt do đặc điểm sinh trưởng vốn có. Hơn thế khả năng chịu trọng tải và kháng va đập của chúng cũng được đánh giá rất ổn định.

Ghế gỗ cao su:

 

Giường gỗ cao su

 

Bàn ghế gỗ cao su

 

Kệ sách gỗ cao su