Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản Việt Nam, tổng diện tích thả nuôi cá tra của ĐBSCL ước đạt 5.700 ha và tổng sản lượng thu hoạch ước đạt 1,56 triệu tấn hàng năm. Hiện nay, Việt Nam đang xuất khẩu cá tra sang 138 ước trên toàn thế giới. Trong đó, Top 8 thị trường cá tra xuất khẩu chính bao gồm: Trung Quốc – Hồng Kông, Mỹ, ASEAN, EU, Anh, Mexico, Brazil và Colombia, chiếm 80,4% tổng giá trị xuất khẩu. Vậy cá tra là loại cá gì? Ở đâu nuôi nhiều cá tra? và những câu hỏi về cá tra sẽ được giải đáp ở bài viết dưới đây.
Tổng diện tích thả nuôi cá tra của ĐBSCL ước đạt 5.700 ha và tổng sản lượng thu hoạch ước đạt 1,56 triệu tấn hàng năm. Hiện nay, Việt Nam đang xuất khẩu cá tra sang 138 ước trên toàn thế giới
Cá Tra là cá gì?
Cá tra là một loại cá da trơn thuộc họ Pangasiidae. Cá tra thường sinh sống và được tìm thấy phổ biến ở các vùng nước ngọt và lợ khắp miền nam châu Á, từ Pakistan đến Borneo. Cá tra là loại cá có thân hình to lớn với tỷ lệ đầu cá nhỏ hơn cơ thể nên chúng có rất nhiều thịt. Vì vậy cá tra thường được nuôi để bán lấy thịt góp phần không nhỏ vào nên kinh tế của vùng nuôi. Trong số 30 thành viên lẻ của gia đình này là loài Cá Tra Nuôi – Pangasius hypophthalmus là loại cá tra được nuôi thương mại nhiều nhất.
Cá Tra Nuôi – Pangasius hypophthalmus là loại cá tra được nuôi thương mại nhiều nhất ở Việt Nam.
Ở Việt Nam Cá Tra Nuôi là loại cá Pangasius hypophthalmus cũng được nuôi rất phổ biến. Đây là loại cá rất dễ nhận biết vì hình dáng bên ngoài của chúng rất đặc biệt. Cá tra có phần đầu trông bè dẹp theo chiều ngang, có râu kéo dài từ mắt đến tận mang cá và râu hàm trên với râu hàm dưới bằng nhau… Khi cầm cá tra lên, bạn sẽ thấy ở phần sống lưng có màu sáng bạc và lấp lánh. Phần thân của loại cá này thì dài và bụng nhỏ hơn, mặt lưng có màu xanh đậm. Thịt cá tra có thớ khá to, màu hơi đỏ hồng. Ở Việt Nam, chúng được chế biến thành món khô cá tra vô cùng thơm ngon, hấp dẫn.
Một số đặc điểm nhận biết của cá tra nuôi Việt Nam
6 Đặc Điểm Cơ Bản Nhận Biết Cá Tra Bao Gồm:
- Đầu: bè dẹp, miệng rộng, có 2 đôi râu, đầu có tỷ lệ nhỏ hơn thân.
- Thân: thân cá tra dài, lưng xám đen, bụng hơi bạc
- Thịt: cá tra thịt có thớ khá to, dày, có màu hơi đỏ hồng, chắc thịt.
- Da: da cá trơn lán, có màu bạc, màu xám đen tùy vùng da
- Môi truồng sống: nước ngọt, có thể sống được ở vùng nước hơi lợ (nồng độ muối 7-10 o/oo ), có thể chịu đựng được nước phèn với pH >5
- Nhiệt độ sống: dễ chết ở nhiệt độ thấp dưới 15 độ C và chịu nóng tới 39 độ C.
5 Đặc Điểm Phân Biệt Cá Tra và Cá Basa Bao Gồm:
- Đầu cá: khi quan sát, Cá tra có phần đầu khó to và bị bè, dẹp theo chiều ngang. Cá Basa có đầu ngắn và dẹp theo chiều đứng.
- Độ dài của râu cá: khi quan sát kỹ hơn, Cá ba sa có đôi râu ngắn dài khác nhau. Cá tra thì đôi râu với 2 râu dài bằng nhau.
- Phần thịt cá: Cá ba sa có thớ thịt đều và mỡ màu trắng còn cá tra thì phần thớ thịt khá to, màu hơi đỏ hồng.
- Giá thị trường của 2 loại cá: thường thì cá ba sa có giá khoảng 50.000/kg còn cá tra thì nằm ớ mức giá tầm 30.000/kg.
Cá Tra Được Nuôi Ở Đâu?
Cá Tra ở đâu? Ở Việt Nam cá tra đã được nuôi và phát triển chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, bao gồm: An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Bến Tre, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang, và các tỉnh Tây Ninh và Quảng Nam…. Trong đó, các tỉnh Cần Thơ, An Giang và Đồng Tháp là những vùng nuôi lớn nhất cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), chiếm hơn 75% tổng sản lượng cá tra cả nước.
Ngành cá tra Việt Nam hiện nay đang được đánh giá là tự kiểm soát tốt nguồn nguyên liệu theo hướng sản xuất bền vững theo chuỗi với tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế và an toàn thực phẩm nghiêm ngặt như GlobalGAP, ASC và BAP… nên được nhiều quốc gia trên thế giới ưa chuộng. Hiện này cá tra được xếp là một trong 10 loại thủy sản được yêu thích nhất ở Mỹ.
Cá tra được nuôi nhiều ở vùng nào? – TOP 10 tỉnh nuôi cá tra chủ yếu ở Việt Nam bao gồm:
- An Giang
- Đồng Tháp
- Tiền Giang
- Cần Thơ
- Vĩnh Long
- Bến Tre
- Hậu Giang
- Sóc Trăng
- Trà Vinh
- Kiên Giang
- …
Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là nơi nuôi nhiều cá tra nhất Việt Nam
Các Sản Phẩm Từ Cá Tra
Không chỉ có thịt của cá tra được sử dụng mà hầu như tất cả những bộ phận của con cá tra điều có thể chế biến và được sử dụng để làm thức ăn. Chính vì vậy các sản phẩm từ cá tra thường rất phổ biến.
Sản phẩm từ cá tra bao gồm:
Phân Biệt Phi Lê Cá Tra Thịt Trắng, Thịt Hồng, Thịt Đỏ, Thịt Vàng.
Cá tra phi lê thịt trắng
Phi lê cá tra thịt trắng (hay còn gọi là fillet cá tra thịt trắng) là phần thịt của cá đã được cắt theo chiều dọc một bên của cá song song với xương sống và phần thịt này đã được bỏ thịt đỏ, bỏ dè, bỏ mỡ, bỏ xương. Khi nấu thịt cá phile trắng, khi chín chúng sẽ có màu sắc tương tự ngà voi, thịt săn chắc ăn có vị ngọt. Phi lê thịt trắng của cá tra là phần thịt ngon nhất, có chất lượng cao nhất của cá, là thịt cá tra phi lê loại 1 cao cấp nhất. Chính vì vậy đây là phần thịt có giá trị kinh tế cao.
Tóm Tắt phi lê cá tra thịt trắng là loại thịt Phi lê:
- Phần Thịt Đỏ: Đã Loại Bỏ.
- Phần Thịt Dè: Đã Loại Bỏ.
- Phần Thịt Mỡ: Đã Loại Bỏ.
=> Xem chi tiết sản phẩm: https://kimmyfarm.com/san-pham/ca-tra-phi-le-trang-dong-lanh
Thịt cá tra Phi lê trắng là phần thịt Phi lê cá tra đã được loại bỏ phần thịt đỏ, bỏ dè, bỏ mỡ, bỏ xương
Cá tra phi lê thịt hồng
Phi lê cá tra thịt hồng là loại thịt fillet cá tra đã được bỏ da, không xương, bỏ thịt đỏ, bỏ dè, bỏ mỡ. Phi lê thịt hồng của cá tra là phần thịt ngon, có chất lượng cao, giá trị dinh dưỡng tương tự như phi lê cá tra thịt trắng tuy nhiên chúng ít được ưa chuộng bằng.
Tóm Tắt phi lê cá tra thịt hồng là loại thịt Phi lê:
- Phần Thịt Đỏ: Còn Sót Lại 1 Phần.
- Phần Thịt Dè: Đã Loại Bỏ.
- Phần Thịt Mỡ: Đã Loại Bỏ.
=> Xem chi tiết: https://kimmyfarm.com/san-pham/ca-tra-phi-le-thit-hong-dong-lanh
Thịt fillet cá tra hồng là thịt đã được bỏ da, không xương, bỏ thịt đỏ, bỏ dè, bỏ mỡ.
Cá tra phi lê thịt đỏ
Phi lê cá tra thịt đỏ là loại thịt fillet cá tra đã được chế biến bỏ da, bỏ xương, bỏ dè, bỏ mỡ, giữ lại phần thịt đỏ. Phi lê thịt đỏ của cá tra là phần thịt ngon, có chất lượng cao, giá trị dinh dưỡng cao.
Tóm Tắt phi lê cá tra thịt đỏ là loại thịt Phi lê:
- Phần Thịt Đỏ: Được Giữ Lại
- Phần Thịt Dè: Đã Loại Bỏ.
- Phần Thịt Mỡ: Đã Loại Bỏ.
=> Xem chi tiết: https://kimmyfarm.com/san-pham/ca-tra-phi-le-thit-do-dong-lanh
Fillet cá tra thịt đỏ là loại đã được chế biến bỏ da, bỏ xương, bỏ dè, bỏ mỡ, giữ lại phần thịt đỏ
Cá tra phi lê thịt vàng
Phi lê cá tra thịt đỏ là loại thịt fillet cá tra đã được chế biến bỏ da, bỏ xương, giữ dè, giữ mỡ, giữ thịt đỏ.
Tóm Tắt phi lê cá tra thịt đỏ là loại thịt Phi lê:
- Phần Thịt Đỏ: Được Giữ Lại
- Phần Thịt Dè: Được Giữ Lại
- Phần Thịt Mỡ: Được Giữ Lại
=> Xem chi tiết: https://kimmyfarm.com/san-pham/ca-tra-phi-le-thit-vang-dong-lanh
Phi lê cá tra thịt đỏ là loại thịt fillet cá tra đã được chế biến bỏ da, bỏ xương, giữ dè, giữ mỡ, giữ thịt đỏ.
Cá tra phi lê cắt khối
Cá tra phi lê cắt khúc là loại phi lê cá tra đã được chế biến bỏ da, không xương, bỏ vanh vè, sạch mỡ, bỏ thịt đỏ. Sau đó Phi lê cá tra thịt trắng loại 1 được cắt thành những khối vuông (Cube) với các kích thước 25/35, 35/50, 50/70… (Gram/Pc) hoặc được cắt tùy theo yêu cầu của khách hàng.
Phi lê cá tra thịt trắng loại 1 được cắt thành những khối vuông (Cube) với các kích thước 25/35, 35/50, 50/70… (Gram/Pc)
Cá tra cắt khúc
Cá tra được cắt khúc là cá tra được cắt khúc theo theo chiều ngang thân với kích thước 2-3cm/pc, 7/11cm/ phần đuôi hoặc cắt theo trọng lượng yêu cầu của khách hàng.
=> Xem thêm: https://kimmyfarm.com/san-pham/ca-tra-dong-lanh-cat-khuc-theo-yeu-cau
Cá tra cắt bướm
Cá tra cắt bướm là cá tra nguyên con được cắt theo chiều dọc còn đầu hoặc không đầu, còn đuôi, làm sạch, bỏ nội tạng trải cá ra hình như cánh bướm.
=> Xem thêm: https://kimmyfarm.com/san-pham/ca-tra-nguyen-con-xe-buom-dong-lanh
Cá tra xẻ bướm thường được chế biến để tiện lợi cho quá trình cấp đông cá tra
Cá tra nguyên con cắt đầu
Cá tra nguyên con được giữ nguyên chỉ làm sạch và sơ chế theo yêu cầu từ phía khách hàng. Sản phẩm này đã được bỏ đầu, bỏ đuôi, bỏ nội tạng, làm sạch. Cá Tra nguyên con thường là loại cá được thu hoạch tại các bè nuôi cá trên sông hoặc trong các ao nuôi ở khu vực tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ,… sau đó chúng được chế biến theo yêu cầu của khách hàng.
=> Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Sơ Chế Và Bảo Quản Cá Tra Tươi Ở Nhà.
Cá tra nguyên con cắt đầu, loại bỏ nội tạng là bước sơ chế cá tra để có thể bảo quản được cá lâu hơn.
Bao tử cá tra
Bao tử cá tra là dạ dày của cá tra được chế biến sạch sẽ có thể thực hiện nhiều món hấp dẫn như: bao tử cá tra xào dừa, bao tử cá tra nướng, bao tử cá tra xào sa tế, bao tử cá tra hấp dừa…. Đây là những món ăn rất phổ biến và được ưa chuộng tại các nước ĐNÁ trong đó có Việt Nam
=> Xem thêm: Bao Tử Cá Tra Ăn Được Không? Chế Biến Bao Tử Cá Tra Thơm Ngon Ở Nhà
Bao tử cá tra được sử dụng trong nhiều món ăn rất thơm ngon và bổ dưỡng
Dè nạc cá tra
Dè nạc là phần thịt của cá tra (hay còn gọi là: vè nạc cá tra) bị dư ra sau khi trải qua quá trình phi lê cá tra của các nhà máy chế biến cá xuất khẩu. Người ta thường dùng những dè nạc cá tra để làm nguyên liệu chính trong sản xuất các sản phẩm như: chả cá, chả lụa, giò lụa, xúc xích, bò viên, cá viên….
=> Xem thêm: Dè Nạc Cá Tra (95% Nạc) Dùng Để Làm Chả Cá
Dè nạc cá tra là phần thịt của cá bị dư ra sau khi trải qua quá trình phi lê cá tra của các nhà máy chế biến cá xuất khẩu.
Vụn Thịt Đỏ Cá Tra
Vụn Đỏ cá tra (hay còn gọi là: thịt đỏ cá tra, vụn đỏ cá tra) là phần thịt của cá tra được lọc ra trong quá trình cắt phi lê cá tra của các nhà máy chế biến cá tra xuất khẩu. Người ta thường dùng thịt đỏ vụn cá tra để làm nguyên liệu chính trong sản xuất các sản phẩm như: chả cá, chả lụa, giò lụa, giò thủ, xúc xích, bò viên, cá viên, hồ lô chiên…
=> Xem Thêm: Vụn Thịt Đỏ Cá Tra (Thịt Đỏ Vụn) Dùng Để Làm Chả Lụa Cá
Vụn Đỏ Cá Tra (Thịt Đỏ Vụn) Dùng Để Làm Các Sản Phẩm Như: chả cá, chả lụa, giò lụa, giò thủ, xúc xích, bò viên, cá viên, hồ lô chiên….